Thành Phố Hồ Chí Minh Thả 450.000 Con Cá Xuống Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé

Sáng 4-4, tại Công viên Cầu Mống, phường Nguyễn Thái Bình quận 1, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, đại diện các đoàn thể và người dân quanh khu vực tham gia việc thả 450.000 con cá rô đồng, rô phi, cá chép, cá trê xuống dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT, cùng với việc cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, hiện nay là giai đoạn 1 cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, hai dòng “kênh đen” trước đây bước đầu được cải tạo thành dòng kênh xanh khi thủy triều lên, các loài thủy sản đã trở lại sinh sống và phát triển; các đường Hoàng Sa, Trường Sa và Võ Văn Kiệt trở thành một trong những con đường đẹp nhất thành phố.
Đây là sự kiện sẽ được tổ chức hàng năm nhân Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (1-4), Ngày quốc tế đa dạng sinh học (22-5) và Ngày môi trường thế giới (5-6) nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường người dân thành phố.
Năm 2013, TPHCM đã thả 200.000 con cá giống xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé, ngoài ra còn có nhiều tổ chức, cá nhân, địa phương hưởng ứng việc thả cá theo điều kiện từng nơi.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh. Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan các mô hình để giúp người dân chăn nuôi bò sữa nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận...

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.