Thành Phố Hồ Chí Minh Tập Huấn Về Phòng Dịch Cúm Trên Chim Yến

Chi cục Thú y yêu cầu các hộ đang khai thác và dẫn dụ chim yến phải đảm bảo an toàn sinh học.
Chiều ngày 24/5, Chi cục Thú y TP HCM tổ chức hội nghị tập huấn các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên chim yến.
Hơn 100 hộ nuôi đang khai thác và dẫn dụ chim yến trên địa bàn TP HCM đã được Chi cục Thú y thành phố thông tin cụ thể về diễn biến dịch cúm A/H5N1 tại Ninh Thuận trong thời gian qua, và những biện pháp cần thực hiện ngay để đảm bảo an toàn dịch bệnh tại khu vực khai thác yến hiện nay.
Thông tư sắp ban hành về quy hoạch và quản lý đàn chim yến trên địa bàn TP HCM đến năm 2020 cũng được thông tin rộng rãi, nhằm giúp các hộ có định hướng gây dựng đàn khai thác yến trong thời gian tới.
Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến, Chi cục Thú y TP HCM cũng yêu cầu các hộ đang khai thác và dẫn dụ chim yến phải đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế người tham quan và thực hiện phun xịt khử trùng trên các loại côn trùng 1 lần/tuần.
Các hộ cũng phải hợp tác với các cơ quan thú ý trong việc lấy mẫu định kỳ. Khi phát hiện có chim yến chết, phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để khoanh vùng và xử lý những trường hợp phát hiện dịch đầu tiên, không để lây lan trên diện rộng.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM cho biết, hội nghị tập huấn nhằm thông tin chính thống đến người dân về dịch bệnh trên chim yến, những nguy cơ và định hướng phát triển để các hộ khai thác có phương án khi thông tin mới ra đời.
Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin Bộ đã chỉ đạo các Sở NN-PTNT và các cơ quan liên quan tham mưu cho tỉnh xem xét công nhận các cơ sở đủ điều kiện đóng tàu báo cáo Bộ. Sau đó, Bộ sẽ tập hợp thành một danh mục các cơ sở đủ điều kiện đóng, duy tu tàu cá vỏ thép để ngư dân lựa chọn, không ấn định đóng ở cơ sở nào.

Ngân hàng nhà nước sẽ tái cấp vốn, lãi suất 0% cho khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.