Thành Phố Hồ Chí Minh Tập Huấn Về Phòng Dịch Cúm Trên Chim Yến

Chi cục Thú y yêu cầu các hộ đang khai thác và dẫn dụ chim yến phải đảm bảo an toàn sinh học.
Chiều ngày 24/5, Chi cục Thú y TP HCM tổ chức hội nghị tập huấn các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên chim yến.
Hơn 100 hộ nuôi đang khai thác và dẫn dụ chim yến trên địa bàn TP HCM đã được Chi cục Thú y thành phố thông tin cụ thể về diễn biến dịch cúm A/H5N1 tại Ninh Thuận trong thời gian qua, và những biện pháp cần thực hiện ngay để đảm bảo an toàn dịch bệnh tại khu vực khai thác yến hiện nay.
Thông tư sắp ban hành về quy hoạch và quản lý đàn chim yến trên địa bàn TP HCM đến năm 2020 cũng được thông tin rộng rãi, nhằm giúp các hộ có định hướng gây dựng đàn khai thác yến trong thời gian tới.
Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến, Chi cục Thú y TP HCM cũng yêu cầu các hộ đang khai thác và dẫn dụ chim yến phải đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế người tham quan và thực hiện phun xịt khử trùng trên các loại côn trùng 1 lần/tuần.
Các hộ cũng phải hợp tác với các cơ quan thú ý trong việc lấy mẫu định kỳ. Khi phát hiện có chim yến chết, phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để khoanh vùng và xử lý những trường hợp phát hiện dịch đầu tiên, không để lây lan trên diện rộng.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM cho biết, hội nghị tập huấn nhằm thông tin chính thống đến người dân về dịch bệnh trên chim yến, những nguy cơ và định hướng phát triển để các hộ khai thác có phương án khi thông tin mới ra đời.
Có thể bạn quan tâm

Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.

Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…
Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.

Theo số liệu của Chi cục Thú Y Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có hơn 2.800 con trâu, hơn 28.500 con bò (trong đó 21.000 còn bò thịt, 7.100 con bò sữa). Số lượng đàn bò tăng nhanh so với năm 2014, đặc biệt là bò sữa do mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tuy trong vài năm trở lại đây, Sóc Trăng chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM), nhưng nguy cơ bệnh xuất hiện và lây lan vẫn còn tiềm ẩn.