Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ nhân rộng mô hình nuôi bò sữa công nghệ cao

Đây là thông tin trong báo cáo tóm tắt về tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) báo cáo với UBND TPHCM ngày 8-7.
Theo báo cáo, lượng sữa vắt từ đàn bò tại trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel đạt mức 24,5 kg/con/ngày, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính ra, sản lượng sữa bình quân của bò sữa nuôi tại trại thực nghiệm đang ở mức 7.480 kg/con/chu kỳ (305 ngày).
Hiện trại thực nghiệm bò sữa có 187 con, tăng 10% so với cuối năm 2014, trong đó, tổng đàn bò sinh sản đạt 97 con, chiếm gần 52% tổng đàn, đàn cái vắt sữa là 71 con, chiếm hơn 73% đàn cái sinh con.
Trong những năm qua, do năng suất cho sữa của đàn bò sữa của thành phố thấp (vào khoảng 5.000 kg/con/chu kỳ, theo số liệu năm 2013) nên chính quyền TPHCM với sự hỗ trợ của chính phủ Israel đã xây dựng trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao. Mục tiêu là nâng được năng suất bò sữa đạt mức 8.000 kg/con/chu kỳ. Từ thành công của trại thực nghiệm sẽ áp dụng đại trà cho đàn bò sữa đang nuôi trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TPHCM, hiện toàn thành phố có 145.845 con bò, tăng gần 8% so với cùng kỳ, trong đó đàn bò sữa là hơn 102.000 con, tăng 2,5% so với cùng kỳ, đàn bò sữa của thành phố đang chiếm hơn 40% so với tổng đàn bò cả nước. Số bò cái cho vắt sữa là hơn 51.000 con, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, báo cáo lại không cho biết, đàn bò sữa nuôi trong dân có năng suất cho sữa là bao nhiêu trên mỗi con/chu kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có việc ban hành Nghị quyết số 15 về “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.

Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo kế hoạch sản xuất rau xanh vụ Đông-Xuân 2014-2015, BR-VT sẽ xuống giống hơn 2.000ha rau các loại. Trong đó có khoảng 1.000ha rau phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Với diện tích rau khá lớn trong dịp Tết, ngành nông nghiệp đưa ra nhận định nguồn cung rau sẽ dồi dào và phải cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn rau từ các địa phương khác đổ về.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.