Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ nhân rộng mô hình nuôi bò sữa công nghệ cao

Đây là thông tin trong báo cáo tóm tắt về tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) báo cáo với UBND TPHCM ngày 8-7.
Theo báo cáo, lượng sữa vắt từ đàn bò tại trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel đạt mức 24,5 kg/con/ngày, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính ra, sản lượng sữa bình quân của bò sữa nuôi tại trại thực nghiệm đang ở mức 7.480 kg/con/chu kỳ (305 ngày).
Hiện trại thực nghiệm bò sữa có 187 con, tăng 10% so với cuối năm 2014, trong đó, tổng đàn bò sinh sản đạt 97 con, chiếm gần 52% tổng đàn, đàn cái vắt sữa là 71 con, chiếm hơn 73% đàn cái sinh con.
Trong những năm qua, do năng suất cho sữa của đàn bò sữa của thành phố thấp (vào khoảng 5.000 kg/con/chu kỳ, theo số liệu năm 2013) nên chính quyền TPHCM với sự hỗ trợ của chính phủ Israel đã xây dựng trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao. Mục tiêu là nâng được năng suất bò sữa đạt mức 8.000 kg/con/chu kỳ. Từ thành công của trại thực nghiệm sẽ áp dụng đại trà cho đàn bò sữa đang nuôi trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TPHCM, hiện toàn thành phố có 145.845 con bò, tăng gần 8% so với cùng kỳ, trong đó đàn bò sữa là hơn 102.000 con, tăng 2,5% so với cùng kỳ, đàn bò sữa của thành phố đang chiếm hơn 40% so với tổng đàn bò cả nước. Số bò cái cho vắt sữa là hơn 51.000 con, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, báo cáo lại không cho biết, đàn bò sữa nuôi trong dân có năng suất cho sữa là bao nhiêu trên mỗi con/chu kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Cuối thu, sâm Ngọc Linh bắt đầu ngủ đông. Và các hộ trồng sâm lại thay nhau canh gác để bảo vệ những vườn sâm. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng hết sức cực nhọc bởi mưa lũ, chim chuột, thú rừng và kẻ xấu luôn rình mò phá hoại vườn sâm.

Ngày 11.9.2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh về sự cần thiết của việc triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý.

Trong vòng 2 tháng nay, các tàu khai thác hải sản của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản nhờ sản lượng cá ngừ tăng đột biến.

Cuối tuần qua, tại cuộc họp tổng kết 5 năm cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cuối tuần qua, Sở Khoa học & công nghệ phối hợp Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) tổ chức hội thảo “Bàn một số giải pháp về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế để thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh”.