Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ nhân rộng mô hình nuôi bò sữa công nghệ cao

Đây là thông tin trong báo cáo tóm tắt về tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) báo cáo với UBND TPHCM ngày 8-7.
Theo báo cáo, lượng sữa vắt từ đàn bò tại trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel đạt mức 24,5 kg/con/ngày, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính ra, sản lượng sữa bình quân của bò sữa nuôi tại trại thực nghiệm đang ở mức 7.480 kg/con/chu kỳ (305 ngày).
Hiện trại thực nghiệm bò sữa có 187 con, tăng 10% so với cuối năm 2014, trong đó, tổng đàn bò sinh sản đạt 97 con, chiếm gần 52% tổng đàn, đàn cái vắt sữa là 71 con, chiếm hơn 73% đàn cái sinh con.
Trong những năm qua, do năng suất cho sữa của đàn bò sữa của thành phố thấp (vào khoảng 5.000 kg/con/chu kỳ, theo số liệu năm 2013) nên chính quyền TPHCM với sự hỗ trợ của chính phủ Israel đã xây dựng trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao. Mục tiêu là nâng được năng suất bò sữa đạt mức 8.000 kg/con/chu kỳ. Từ thành công của trại thực nghiệm sẽ áp dụng đại trà cho đàn bò sữa đang nuôi trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TPHCM, hiện toàn thành phố có 145.845 con bò, tăng gần 8% so với cùng kỳ, trong đó đàn bò sữa là hơn 102.000 con, tăng 2,5% so với cùng kỳ, đàn bò sữa của thành phố đang chiếm hơn 40% so với tổng đàn bò cả nước. Số bò cái cho vắt sữa là hơn 51.000 con, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, báo cáo lại không cho biết, đàn bò sữa nuôi trong dân có năng suất cho sữa là bao nhiêu trên mỗi con/chu kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Hành tây tại Đà Lạt đang có giá 15.000 – 16.000 đồng/kg, tăng gấp 5 - 6 lần so với cách đây 2 tháng, nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.

Hiện nay nông dân huyện An Phú (An Giang) đang vào đợt cao điểm thu hoạch đậu phộng (lạc) vụ hè thu.

Đêm đến, đèn điện thắp sáng choang giữa các cánh đồng dưa, người lớn, người già, trẻ nhỏ đều tập trung ra đồng như hội.

Cách đây 20 năm, nhiều người dân xã Tân Hà (Hàm Tân) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh Trần Đình Dũng xin thôi nghề dạy học chuyển sang đầu tư trồng cây ăn quả trên vùng đất mới khô cằn. Bằng nguồn vốn bán nhà cửa, đất vườn ở Đồng Nai, anh đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền xã Tân Hà khai hoang phục hóa 25 ha đất để phát triển kinh tế trang trại.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song sau hai năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện khi “điệp khúc” vẫn là chất lượng thấp, giá thành cao.