Thành Phố Hồ Chí Minh Bắt Đầu Thu Mua Tạm Trữ Sản Phẩm Gia Cầm

Bốn doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gồm: Công ty Phạm Tôn, San Hà, Ba Huân và Công ty Phát triển nông nghiệp Thanh niên Xung phong đã chính thức bắt đầu thu mua tạm trữ sản phẩm gia cầm.
Đây là hiệu quả của chương trình Bình ổn giá do Sở Công Thương TP.HCM kết nối nhằm hỗ trợ người chăn nuôi trên địa bàn.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp được Ngân hàng Sacombank cho vay 10 tỷ đồng theo hình thức tín chấp trong thời gian 6 tháng, với lãi suất ưu đãi 6%/năm để thực hiện việc thu mua và dự trữ, cấp đông sản phẩm gia cầm.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết, chủ trương này xuất phát từ lo ngại thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm gia cầm sau dịch cúm do người chăn nuôi chưa tái đàn kịp.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, hiện nay, các sản phẩm thịt, trứng gia cầm đều còn tồn đọng trong kho doanh nghiệp khá nhiều. Trong khi đó 10 tỷ đồng vay ưu đãi là con số không nhiều, chỉ đủ để mua vào trong thời gian ngắn, chẳng hạn như công ty Ba Huân mỗi ngày đã phải chi 2 tỷ đồng để mua vào khoảng 1 triệu trứng gia cầm các loại.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NNPTNT Kiên Giang, tỉnh tập trung đầu tư phát triển kinh tế thủy sản, phấn đấu 6 tháng cuối năm 2014 đạt tổng sản lượng trên 315.500 tấn (khai thác và nuôi trồng) để cả năm đạt 614.865 tấn; trong đó có 52.000 tấn tôm. Hiện vùng biển Phú Quốc đang vào mùa đánh bắt cá cơm làm nguyên liệu chế biến nước mắm với hơn 3.200 phương tiện đang khai thác.

Tập quán sử dụng các loại phân bón hóa học ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng mới có từ khi thành lập các HTX NN lại nay.

Thời tiết thuận lợi, năng suất cao nhưng vụ Hè Thu năm nay người dân lại tiếp tục đối mặt với thua lỗ. Hiện giá lúa gạo ở ĐBSCL tiếp tục sụt giảm, sức tiêu thụ cũng yếu.

Ngày 16-6, tại TP.HCM, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND TP.HCM, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức “Hội nghị đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2014 vùng Đông – Tây Nam Bộ” nhằm hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước.

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, đến nay, có hơn 160 hộ nuôi trồng thủy sản tham gia bảo hiểm cho con tôm với tổng diện tích tham gia trên 180ha (gồm 256 hợp đồng). Tổng chi chí bảo hiểm cho con tôm hơn 9,44 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 5,7 tỷ đồng.