Thành Phố Hồ Chí Minh Bắt Đầu Thu Mua Tạm Trữ Sản Phẩm Gia Cầm

Bốn doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gồm: Công ty Phạm Tôn, San Hà, Ba Huân và Công ty Phát triển nông nghiệp Thanh niên Xung phong đã chính thức bắt đầu thu mua tạm trữ sản phẩm gia cầm.
Đây là hiệu quả của chương trình Bình ổn giá do Sở Công Thương TP.HCM kết nối nhằm hỗ trợ người chăn nuôi trên địa bàn.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp được Ngân hàng Sacombank cho vay 10 tỷ đồng theo hình thức tín chấp trong thời gian 6 tháng, với lãi suất ưu đãi 6%/năm để thực hiện việc thu mua và dự trữ, cấp đông sản phẩm gia cầm.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết, chủ trương này xuất phát từ lo ngại thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm gia cầm sau dịch cúm do người chăn nuôi chưa tái đàn kịp.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, hiện nay, các sản phẩm thịt, trứng gia cầm đều còn tồn đọng trong kho doanh nghiệp khá nhiều. Trong khi đó 10 tỷ đồng vay ưu đãi là con số không nhiều, chỉ đủ để mua vào trong thời gian ngắn, chẳng hạn như công ty Ba Huân mỗi ngày đã phải chi 2 tỷ đồng để mua vào khoảng 1 triệu trứng gia cầm các loại.
Có thể bạn quan tâm

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.