Thành Phố Hải Phòng Khẩn Trương Khống Chế, Giảm Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh Ở Tôm

UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn tình phố.
Theo đó, dịch bệnh ở tôm nuôi xảy ra ở một số phường, xã thuộc các quận: Đồ Sơn, Dương Kinh, các huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo với tổng diện tích bị bệnh hơn 40ha. Trước tình hình trên, UBND thành phố yêu cầu các địa phương có dịch và chưa có dịch, các sở, ngành, đơn vị chức năng triển khai các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch bệnh trên tôm, khẩn trương khống chế dịch bệnh ở tôm, giảm nguy cơ dịch lây lan, phát sinh ra diện rộng, hạn chế ô nhiễm môi trường và thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Cụ thể, đối với địa phương có dịch cần tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, cơ sở ương nuôi tôm giống trong vùng dịch, vùng nguy cơ nhằm phát hiện sớm các trường hợp tôm nhiễm bệnh; tiến hành các biện pháp xử lý, cách ly, khử trùng, tiêu độc và khoanh vùng bị nhiễm bệnh theo quy định; tổ chức giám sát dịch đến từng cơ sở nuôi, hướng dẫn hộ nuôi thu gom, xử lý tôm bệnh, tuyệt đối không xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; xử lý tôm chết bằng vôi bột theo quy định…
Đối với địa phương chưa có dịch, cần tăng cường kiểm tra, giám sát đến tận cơ sở nuôi, hướng dẫn chủ cơ sở các biện pháp theo dõi, chăm sóc tôm, phát hiện và báo cáo dịch bệnh kịp thời; tăng cường vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, cách ly, chăm sóc tôm, kiểm tra chất lượng thức ăn, nước; sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong danh mục được phép; hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện các quy trình, kỹ thuật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản…
Các sở, ngành chức năng đôn đốc công tác phòng chống dịch; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển tôm giống vào thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết về lợi thế cũng như những thách thức của cây ăn trái Việt Nam trong xu thế hội nhập, nhất là tham gia TPP.

Hiện nay, một số vườn cây cao su và điều chưa khép tán được nông dân tận dụng đất để trồng xen các loại cây trồng khác. Những hộ ít đất sản xuất thường mượn hoặc thuê đất để trồng xen cây lương thực như đậu, bắp, lúa...

Nhờ trồng bưởi Diễn, gia đình anh Nguyễn Quang Huy ở bản Tràng Bắn, xã Đồng Vương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xuất phát là huyện miền núi nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nên khi triển khai xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền huyện Thuận Châu đã dành những ưu tiên hàng đầu cho việc hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu.

Quảng Trị đang được tưới mát, khoác lên mình một màu áo mới. Đó là nhờ nguồn vốn vay nhanh chóng, kịp thời của Ngân hàng NNPTNT giúp hàng ngàn hộ dân có điều kiện đầu tư xây dựng các mô hình nuôi trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.