Thành Phố Cà Mau Triển Khai Mô Hình Nuôi Gà Chuyên Đẻ Trứng Giống Ai Cập

Cách nay hơn 2 tháng, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn xã Tân Thành làm điểm chỉ đạo xây dựng điểm trình diễn thực hiện mô hình nuôi gà chuyên đẻ trứng giống Ai Cập.
Tại đây có 5 hộ dân được trung tâm hỗ trợ mỗi hộ 200 con gà chuyên đẻ trứng giống Ai Cập, hỗ trợ vắc xin phòng, trị bệnh, thuốc sát trùng và thức ăn theo định mức. Trong quá trình nuôi, trung tâm cử cán bộ đến từng hộ hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm vắc xin, vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật…
Đến nay, gà đã được hơn 60 ngày tuổi, phát triển rất tốt, tỷ lệ hao hụt khoảng 5%, gà trống có trọng lượng từ 1 kg trở lên, gà mái có trọng lượng từ 700 gram trở lên.
Các hộ chăn nuôi cho biết: Giống gà này dễ thích nghi với điều kiện khí hậu ở địa phương và có khả năng kháng bệnh cao. Hơn nữa loại gà giống này đẻ trứng liên tục lại ít tiêu tốn thức ăn, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên, mỗi con đẻ từ 200 – 210 trứng/năm.
Từ điểm trình diễn này sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.
Có thể bạn quan tâm

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.