Thành Phố Cà Mau Triển Khai Mô Hình Nuôi Gà Chuyên Đẻ Trứng Giống Ai Cập

Cách nay hơn 2 tháng, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn xã Tân Thành làm điểm chỉ đạo xây dựng điểm trình diễn thực hiện mô hình nuôi gà chuyên đẻ trứng giống Ai Cập.
Tại đây có 5 hộ dân được trung tâm hỗ trợ mỗi hộ 200 con gà chuyên đẻ trứng giống Ai Cập, hỗ trợ vắc xin phòng, trị bệnh, thuốc sát trùng và thức ăn theo định mức. Trong quá trình nuôi, trung tâm cử cán bộ đến từng hộ hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm vắc xin, vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật…
Đến nay, gà đã được hơn 60 ngày tuổi, phát triển rất tốt, tỷ lệ hao hụt khoảng 5%, gà trống có trọng lượng từ 1 kg trở lên, gà mái có trọng lượng từ 700 gram trở lên.
Các hộ chăn nuôi cho biết: Giống gà này dễ thích nghi với điều kiện khí hậu ở địa phương và có khả năng kháng bệnh cao. Hơn nữa loại gà giống này đẻ trứng liên tục lại ít tiêu tốn thức ăn, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên, mỗi con đẻ từ 200 – 210 trứng/năm.
Từ điểm trình diễn này sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng nóng, ngày 10.6, hơn 20.000 con cá nuôi của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, tại hồ Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân đã bị chết. Số cá này, ông Tỉnh thả nuôi từ đầu năm 2015, gồm cá rô phi, mè, trắm cỏ, đang chuẩn bị thu hoạch.

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.

Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.

Sáng 13.6, ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: 10 ngày qua, sau khi tiếp nhận 600kg thuốc clorin do Chi cục Thú y tỉnh cấp để xử lý môi trường khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Trong (tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng), đến nay, môi trường nước cơ bản đã được khử, tẩy; dịch bệnh khiến cá chết đã được khống chế.