Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Tổng kinh phí đầu tư mô hình là 538 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư cho lúa giống và tôm giống 30%, phần còn lại là vốn đối ứng của nông dân, theo hình thức liên kết 4 nhà. Tại đây người dân còn được hỗ trợ về kỹ thuật canh tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và bao tiêu sản phẩm. Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, thực hiện mô hình này năng suất lúa ước đạt 5 tấn/ha, năng suất tôm 342 kg/ha. Như vậy trừ chi phí người nông dân thu lãi bình quân hơn 54 triệu đồng/ha.
Thực hiện mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm giúp người dân giảm chi phí sản xuất, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, phục hồi được nguồn lợi thủy sản và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách và hợp lý. Việc bón phân hợp lý sẽ làm tăng năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế theo đó cũng tăng lên.

Tận dụng “đồ bỏ” như chuồng heo cũ, tấm ván mục, lá dừa nước, miểng dừa, rế nồi, xô nước, khạp da bò, nắp chai cũ… để phát triển nghề nuôi dế ta, cô Thái Kim Hoa (Phường 3 - TP Vĩnh Long) có thêm “đồng ra, đồng vô” trang trải trong gia đình.

Hiện nay, giá cá điêu hồng được các thương lái mua tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước, hiện giá cá phổ biến ở mức 29.000 – 30.000 đồng/kg.

Nhằm tăng hiệu quả SX lúa, giảm chi phí, từ vụ ĐX 2010 - 2011 Chi cục BVTV Ninh Thuận triển khai mô hình "1 phải, 5 giảm" tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Đến nay người dân đã không ngừng mở rộng SX lúa theo mô hình này.

Sáng 16.8, Trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Châu phối hợp Công ty CP thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung tổ chức tập huấn cách phòng trừ và tiêu huỷ rệp sáp bột hồng trên cây mì cho nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh).