Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Tổng kinh phí đầu tư mô hình là 538 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư cho lúa giống và tôm giống 30%, phần còn lại là vốn đối ứng của nông dân, theo hình thức liên kết 4 nhà. Tại đây người dân còn được hỗ trợ về kỹ thuật canh tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và bao tiêu sản phẩm. Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, thực hiện mô hình này năng suất lúa ước đạt 5 tấn/ha, năng suất tôm 342 kg/ha. Như vậy trừ chi phí người nông dân thu lãi bình quân hơn 54 triệu đồng/ha.
Thực hiện mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm giúp người dân giảm chi phí sản xuất, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, phục hồi được nguồn lợi thủy sản và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Được nông dân trong nước khâm phục cỡ đó, nhưng Hồ Sáu không vì thế mà tự mãn, ông vẫn thường xuyên bỏ tiền túi ra nước ngoài học hỏi thêm những kinh nghiệp hay để về áp dụng vào SX.

Nhãn hiệu chứng nhận “Mực ống Cô Tô” không chỉ khẳng định đẳng cấp của một sản phẩm, mà còn khởi nguồn cho một phương thức sản xuất mới ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú,Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, bà con ở đây chỉ có thể nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Trong những ngày cuối năm này, nhiều hộ tất bật thu hoạch lúa để chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

Công nghệ nuôi biofloc được hiểu là ao nuôi tôm sẽ được bổ sung một số loại vi sinh vật và không thay nước trong quá trình nuôi. Mô hình này đã được một số hộ nuôi tôm đang áp dụng tại một số địa phương ở miền Trung và ĐBSCL.

Trong hai ngày 9 và 10-12, hàng trăm ngư dân biên giới thuộc địa bàn xã Vĩnh Xương, Phú Lộc (TX. Tân Châu), Phú Hữu (An Phú - An Giang) dùng các phương tiện đánh bắt, như: Chài, lưới, vó cất, vó gạt… để đánh bắt cá đồng ra sông và trúng đậm.