Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Tổng kinh phí đầu tư mô hình là 538 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư cho lúa giống và tôm giống 30%, phần còn lại là vốn đối ứng của nông dân, theo hình thức liên kết 4 nhà. Tại đây người dân còn được hỗ trợ về kỹ thuật canh tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và bao tiêu sản phẩm. Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, thực hiện mô hình này năng suất lúa ước đạt 5 tấn/ha, năng suất tôm 342 kg/ha. Như vậy trừ chi phí người nông dân thu lãi bình quân hơn 54 triệu đồng/ha.
Thực hiện mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm giúp người dân giảm chi phí sản xuất, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, phục hồi được nguồn lợi thủy sản và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.

Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.

Hơn tuần qua, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tăng thêm 300 - 400 đ/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long không vui, bởi phần lớn họ đã bán hết lúa từ trước đó.