Thành Phố Cà Mau nuôi tôm nước tịnh đạt kết quả khá

Sau 1 tháng nuôi sẽ thả bổ sung từ 10 - 20% giống. Cứ sau hơn 2 tháng đặt lú tỉa dần tôm lớn bán.
Kỹ thuật nuôi tôm nước tịnh rất đơn giản, phù hợp với trình độ sản xuất của người dân trong vùng. Cụ thể, tận dụng ao, vuông đã sản xuất, gia cố bờ tránh rò rỉ, đóng cống lấy nước tự nhiên ngoài sông vào đầm có độ sâu từ mặt ruộng trở lên 50 - 60cm là thả nuôi. Quá trình nuôi, mực nước cạn thì bơm nước bổ sung vào đảm bảo mực nước như trên (đặc biệt không xổ bắt tôm).
Sau khi thả giống 2 tháng 15 ngày, có 31/33 hộ thu hoạch đạt yêu cầu; tuỳ theo diện tích từng hộ mà thu hoạch đợt 1 khác nhau, hộ cao nhất cũng hơn 20 triệu đồng và thấp nhất cũng trên 5 triệu đồng (chỉ đặt lú bắt tỉa). 2 hộ không đạt, lý do không tuân thủ theo quy trình. Ðặc biệt, có 2 hộ trước đây thu hoạch không đáng kể nhưng thả tôm và thu hoạch đợt 1 rất khả quan. Ðó là hộ ông Trần Văn Bảo, diện tích 0,9 ha, thả 10.000 con giống, thu tỉa hơn 5.000 con, bán hơn 5 triệu đồng; hộ ông Trần Văn Thắng, diện tích 0,8 ha, thả 6.000 con, thu tỉa 3.500 con, bình quân 40 con/kg.
Hiện số tôm còn lại của các hộ trong THT phát triển tốt, riêng 2 hộ không đạt cũng tiếp tục thả tôm và thực hiện đúng quy trình.
Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước tịnh cuối tháng 3 vừa qua đánh giá rất cao mô hình nuôi tôm nước tịnh của THT ấp 6, xã Tân Thành. Ðây là mô hình có chi phí thấp, phù hợp với trình độ canh tác của người sản xuất và có điều kiện nhân rộng.
Ông Trần Quang Thum, Phó Bí thư Xã uỷ Tân Thành, chỉ đạo, cần nhân rộng mô hình này và mong muốn Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng quan hệ chặt hơn và có trách nhiệm hơn với người nuôi tôm, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất để đôi bên đều có lợi.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Dũng, 18 giống cây thủy sinh xuất bán đều được nhập khẩu từ chính Đan Mạch và Singapore. Sau khi được nhân giống trong phòng thí nghiệm và nuôi lớn đến mức có thể sống trong môi trường nước, công ty sẽ xuất khẩu trở lại các nước này.

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.