Thành Phố Bảo Lộc Hiện Có 219 Đơn Vị Chế Biến Trà

UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, hiện trên địa bàn TP có 219 doanh nghiệp và cơ sở chế biến, kinh doanh trà; gồm 58 doanh nghiệp và 161 cơ sở cá thể.
Tổng công suất chế biến của 219 đơn vị này theo thiết kế là 51.893 tấn mỗi năm. Trong thực tế, mỗi năm các đơn vị chế biến trà trên địa bàn Bảo Lộc chế biến được 23.617 tấn - đạt 45,44% tổng công suất.
Trong đó, công suất chế biến của các doanh nghiệp đã được huy động trong thực tế đạt tỷ lệ 66,71% - cao gấp 2 lần so với mức huy động công suất của cơ sở cá thể.
Về thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ chế biến trà ở Bảo Lộc hiện có khoảng 21% được trang bị đồng bộ và hiện đại; hầu hết các đơn vị và cơ sở chế biến còn lại đều đã sử dụng thiết bị với thời gian từ 6 - 15 năm (tình trạng thiếu đồng bộ trong dây chuyền sản xuất và chế biến trà diễn ra chủ yếu ở các cơ sở chế biến cá thể).
Ở Lâm Đồng, Bảo Lộc là địa phương có diện tích và sản lượng chè đứng thứ hai sau Bảo Lâm với 7.806 ha (Bảo Lâm 12.182ha) và 70.000 tấn (Bảo Lâm 127.000 tấn) nhưng là địa phương đứng thứ nhất tỉnh về công nghệ chế biến.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/tp-bao-loc-hien-co-219-don-vi-che-bien-tra-post135913.html
Có thể bạn quan tâm

Chiều 23/9, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tặng xe chở rác và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh).

Bây giờ, khi nói về nông thôn, chúng ta thường hay nói tới việc “Xây dựng nông thôn mới” với 5 nhóm cụ thể bao gồm 19 tiêu chí về quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội, môi trường; hệ thống chính trị xã hội.

Sau nhiều ngày mưa lớn, một số khu vực nội thành Hà Nội bị ngập nghiêm trọng, nhiều người đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ dẫn đến giá thực phẩm, đặc biệt rau xanh tăng lên đột ngột.

Các tổ chức quốc tế có uy tín đều dự báo giá nhiều mặt hàng nông sản sẽ giảm trong giai đoạn từ nay tới giữa năm 2016.

Có thương hiệu, gạo Thái Lan được xuất khẩu với giá gấp hơn 2 lần gạo Việt Nam. Trong khi đó, gạo "made in Việt Nam" giờ vẫn chưa có tên, chưa có giá.