Thanh Niên Phan Văn Được Sản Xuất Giỏi

Phan Văn Được (27 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) là con út trong một gia đình có 3 anh chị em. Khi 2 anh chị đã có gia đình ra riêng, Được được ba mẹ giao cho đất để canh tác.
Hơn 10 năm trước, gia đình Được chỉ có chưa đầy 2 công đất, trồng đủ loại cây, hiệu quả thấp. Được đã bàn với gia đình chuyển đổi giống cây trồng. Ban đầu trồng chuyên canh vú sữa, cũng không hiệu quả cao. Sau đó Được cùng ba mình sang huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tìm hiểu và quyết định mua giống chanh bông tím về trồng. Chỉ chưa đầy 2 năm cây chanh bắt đầu cho trái, năng suất khá cao.
Từ 2 công đất ban đầu, nhờ chịu khó chăm sóc nên chanh trúng mùa, lại được giá. Đến nay, Được đã có trong tay 8 công đất, trồng 400 gốc chanh bông tím đang cho trái và hàng trăm gốc chanh mới trồng.
Hỏi về bí quyết trồng chanh đạt hiệu quả, Được vui vẻ chia sẻ: “Cây chanh bông tím trồng rất dễ, ít tốn chi phí, cho trái quanh năm. Chủ yếu người trồng chịu khó bón phân, tưới nước vào mùa nắng và chú ý phòng trị các bệnh thông thường như rệp sáp, đốm trái…”.
Khác với những vườn chanh khác, vườn chanh của Được trồng xen với hàng trăm gốc xoài Đài Loan, xoài ghép. Gia đình Được là hộ tiên phong trong ấp, trong xã mạnh dạn đầu tư trồng giống chanh bông tím và cho hiệu quả cao.
Được cho biết: “Thấy được hiệu quả từ cây chanh bông tím, nhiều người dân trong xã và nhiều nơi khác đã đến học hỏi kinh nghiệm và mua giống chanh bông tím của Được đem về trồng. Tính đến nay, gia đình đã chiết bán gần 9.000 nhánh và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho bà con”.
Được khoe: “Cách 4 - 5 ngày thì hái chanh 1 lần khoảng 300 kg, với giá hiện nay gần 20.000 đồng/kg. Mỗi tháng hái được gần 2 tấn, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 20 triệu đồng. Ngoài ra, xoài Đài Loan cũng cho thu nhập khá cao”. Kiên quyết không để đất trống, Được trồng xen thêm các lại cây khác như: Ổi và hàng trăm gốc mai vàng. Hàng năm, vào tháng 8 âm lịch, Được còn trồng 200 gốc đu đủ vàng để bán trong dịp Tết Nguyên đán.
Được còn là Phó Bí thư Chi đoàn năng nổ và là Đội trưởng dân quân ấp nhiệt tình. Được thường xuyên giới thiệu kinh nghiệm làm ăn và khát vọng làm giàu để tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhiều bạn trẻ và bà con cùng nhau làm kinh tế để cải thiện cuộc sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.

Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.

Bí xanh là loại cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được nông dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Với mong muốn nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây bí, mới đây, Trại Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp trồng bí leo giàn chữ U ngược hoàn toàn mới cho hiệu quả cao, đây được xem là giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí trong tương lai.
25 năm canh tác trên đồng ruộng, sự thạo nghề cộng với việc biết xây dựng kế hoạch cụ thể, nông dân Trần Đức Vĩnh (xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từng bước làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hàng năm, anh thu về trên 1 tỷ đồng từ gần 300 công đất của mình.

Tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung trên diện tích lúa của các tỉnh phía Nam.