Thanh Niên Phan Văn Được Sản Xuất Giỏi

Phan Văn Được (27 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) là con út trong một gia đình có 3 anh chị em. Khi 2 anh chị đã có gia đình ra riêng, Được được ba mẹ giao cho đất để canh tác.
Hơn 10 năm trước, gia đình Được chỉ có chưa đầy 2 công đất, trồng đủ loại cây, hiệu quả thấp. Được đã bàn với gia đình chuyển đổi giống cây trồng. Ban đầu trồng chuyên canh vú sữa, cũng không hiệu quả cao. Sau đó Được cùng ba mình sang huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tìm hiểu và quyết định mua giống chanh bông tím về trồng. Chỉ chưa đầy 2 năm cây chanh bắt đầu cho trái, năng suất khá cao.
Từ 2 công đất ban đầu, nhờ chịu khó chăm sóc nên chanh trúng mùa, lại được giá. Đến nay, Được đã có trong tay 8 công đất, trồng 400 gốc chanh bông tím đang cho trái và hàng trăm gốc chanh mới trồng.
Hỏi về bí quyết trồng chanh đạt hiệu quả, Được vui vẻ chia sẻ: “Cây chanh bông tím trồng rất dễ, ít tốn chi phí, cho trái quanh năm. Chủ yếu người trồng chịu khó bón phân, tưới nước vào mùa nắng và chú ý phòng trị các bệnh thông thường như rệp sáp, đốm trái…”.
Khác với những vườn chanh khác, vườn chanh của Được trồng xen với hàng trăm gốc xoài Đài Loan, xoài ghép. Gia đình Được là hộ tiên phong trong ấp, trong xã mạnh dạn đầu tư trồng giống chanh bông tím và cho hiệu quả cao.
Được cho biết: “Thấy được hiệu quả từ cây chanh bông tím, nhiều người dân trong xã và nhiều nơi khác đã đến học hỏi kinh nghiệm và mua giống chanh bông tím của Được đem về trồng. Tính đến nay, gia đình đã chiết bán gần 9.000 nhánh và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho bà con”.
Được khoe: “Cách 4 - 5 ngày thì hái chanh 1 lần khoảng 300 kg, với giá hiện nay gần 20.000 đồng/kg. Mỗi tháng hái được gần 2 tấn, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 20 triệu đồng. Ngoài ra, xoài Đài Loan cũng cho thu nhập khá cao”. Kiên quyết không để đất trống, Được trồng xen thêm các lại cây khác như: Ổi và hàng trăm gốc mai vàng. Hàng năm, vào tháng 8 âm lịch, Được còn trồng 200 gốc đu đủ vàng để bán trong dịp Tết Nguyên đán.
Được còn là Phó Bí thư Chi đoàn năng nổ và là Đội trưởng dân quân ấp nhiệt tình. Được thường xuyên giới thiệu kinh nghiệm làm ăn và khát vọng làm giàu để tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhiều bạn trẻ và bà con cùng nhau làm kinh tế để cải thiện cuộc sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.

Tại hội nghị, những nông dân tham gia thực hiện mô hình cho biết, thời gian sinh trưởng của giống OM 8017 khoảng 90 - 95 ngày, ruộng lúa đẻ nhánh khỏe - tập trung, trổ gọn, không đổ ngã và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, đây là giống lúa phù hợp với nhiều chân đất và chế độ thâm canh khác nhau.

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.

5 năm về trước, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân ( Nghĩa Hành) từng là “thủ phủ” của nghề trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng từ 60 hộ tham gia, đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 1/4…

Ngày 28/8, Công ty Điện lực Bình Thuận đã có văn bản thông tin công tác bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ lưới điện theo quy định của thông tư 32 Bộ Công thương.