Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh

Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh
Ngày đăng: 28/06/2013

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên. Hiện toàn xã có trên 500ha đất canh tác cây nông nghiệp, thì có gần 400ha đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm; các mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, vùng đồi khó canh tác sang trồng hoa, cây cảnh cho giá trị thu nhập từ 100 - 120 triệu/ha/năm đã không còn xa lạ với người dân xã Thanh Luông. Kết quả này đã và đang tạo đà để Thanh Luông thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2015.

Trong những năm qua, đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thanh Luông đã phát huy tiềm năng thế mạnh như: đất đai, nguồn lao động để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Từ năm 2000 tới nay Thanh Luông đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; trong đó đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, vùng đồi khó canh tác sang trồng hoa, cây cảnh, rau mầu các loại cho hiệu quả kinh tế cao.

Thôn Chế Biến 1 (Thanh Luông) tuy có diện tích lớn, những phần lớn là đất nghèo dinh dưỡng và đất lúa 1 vụ do không chủ động được nước tưới. Chính vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên rất khó để người dân làm giàu từ sản xuất lúa. Nhận thức rõ điều này, các hộ gia đình trong thôn 1 đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, trong đó trồng hoa, cây cảnh gắn với phát triển chăn nuôi đang là một thế mạnh giúp người dân nơi đây làm giàu.

Thăm mô hình của gia đình ông Phạm Văn Lực, đội 1, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên - hộ có số lượng đào thế và cây cảnh nhiều nhất xã. Ông Lực cho biết: Trước đây khu đất này gia đình trồng lúa nhưng hiệu quả kém nên chuyển sang trồng ngô; nhưng ngô hiệu quả kinh tế cũng không cao vì thế cuộc sống gia đình luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Nhận thấy đất không thể làm giàu từ trồng cây lương thực, năm 1997 gia đình tôi chuyển một phần diện tích sang trồng hoa, cây cảnh.

Thấy trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập khá và tương đối ổn định nên tôi chuyển toàn bộ diện tích đất vườn sang trồng đào cảnh, đào thế và ươm trồng cây công nghiệp thuê cho các cơ sở cung ứng giống. Đến nay, sau hơn 10 năm, gia đình tôi có trên 2.500 cây đào cảnh, đào thế và gần 600 cây cảnh các loại, như: câu vua, sanh, si, lộc vừng… Có cây trị giá hơn chục triệu đồng"; doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trong khi ông Lưc là đại diện cho những người cao tuổi, chơi cây cảnh lâu năm thì anh Nguyễn Văn Cường, thôn Thanh Bình là đại diện cho giới trẻ, dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu từ nghề chơi và kinh doanh cây cảnh. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường hiện nay đang có xu thế gần với thiên nhiên và cây cảnh là vật trang trí cần thiết, anh Cường vay mượn tiền cùng với số vốn tích cóp được đầu tư kinh doanh cây cảnh. Với khu vườn rộng chỉ rộng 300m2, anh đã trồng hàng chục cây cảnh các loại, hiện vườn cây của gia đình có giá trị hàng trăm triệu đồng. Từ kinh doanh cây cảnh gia đình anh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Anh Lò Văn Xuân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết: Trong những năm qua, xã Thanh Luông đã có nhiều nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện toàn xã có trên 450ha đất canh tác cây nông nghiệp, thì đã có gần 370ha đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm và trên 20 hộ gia đình chuyển đổi vườn tạp, gò đồi, đất khó canh tác sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập từ 100 - 120 triệu/ha. Có được kết quả này, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước còn là công sức lao động, tinh thần ham học hỏi, áp dụng cái mới vào sản xuất của nông dân xã.

Đến với Thanh Luông hôm nay như lạc vào một rừng hoa với đủ sắc mầu. Rồi đây những cây đào, cây quất và những nhành hoa đủ loại sẽ được cung ứng cho thi trường hoa tết, mang sắc xuân đến với mỗi ngôi nhà và sự no ấm, an lành cho cả người trồng hoa và chơi hoa.

Có thể nói, từ một xã thuần nông có xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ đổi mới cách nghĩ, cách làm nên đến nay kinh tế - xã hội của xã Thanh Luông có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp đạt 16%/năm, chăn nuôi tăng trưởng từ 8 - 12%/năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã giảm xuống có 9,34% (tỷ lệ đói nghèo chung của huyện là 20,8%) và là xã có tỷ lệ đói nghèo thấp nhất trong toàn huyện. Kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện và nâng lên.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 70 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh: Bến Tre, Thừa Thiên Huế để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

15/05/2015
Hà Nội tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản Hà Nội tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản

Mới đây, Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho gần 80 hộ nông dân xã Văn Đức.

15/05/2015
Huyện Phú Tân có diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng nhanh Huyện Phú Tân có diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng nhanh

Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Phú Tân trên 39.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp khoảng 2.200 ha với trên 3.200 hộ tham gia nuôi, năng suất bình quân đạt 5 - 7 tấn/ha; nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến với tổng diện tích 15.500 ha, với gần 13.000 hộ nuôi.

15/05/2015
Gỡ khó cho con tôm Cà Mau Gỡ khó cho con tôm Cà Mau

Ngày 9/5/2015, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức cuộc họp giao ban về sản xuất thủy sản tháng 4/2015 tại huyện Phú Tân để nắm tình hình sản xuất của người dân trong tỉnh. Đồng thời, thảo luận bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho con tôm trước tình hình giá tôm nguyên liệu xuống thấp, chi phí đầu vào tăng cao; tình hình nắng nóng kéo dài gây biến động môi trường ao nuôi nhất là độ mặn tăng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.

15/05/2015
Triển vọng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Kim Sơn Triển vọng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Kim Sơn

Vừa qua, tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn đã diễn ra hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng mô hình nuôi hàu bằng giàn treo và hướng dẫn nâng cao kỹ thuật nuôi nghêu bền vững”, do Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức.

15/05/2015