Thanh Long Việt Nam Sắp Trở Lại Đài Loan

Sau một thời gian dài bị cấm nhập khẩu do phát hiện thanh long Việt Nam nhiễm bệnh ruồi đục quả, đến nay, phía Đài Loan đã cơ bản đồng ý mở cửa cho quả thanh long xuất khẩu trở lại thị trường này.
Đây là thông tin do ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết tại buổi họp quản lý chất lượng và vật tư nông nghiệp ngày 8-7 tại Hà Nội.
Ông Hồng cũng cho hay, trước khi thanh long được mở cửa hoàn toàn, phía Đài Loan sẽ cử chuyên gia sang giám sát kiểm tra kỹ thuật xử lý chiếu nhiệt cho quả thanh long (bằng hơ nước nóng) của Việt Nam xem có đạt hiệu quả không sau đó mới ký quyết định cuối cùng.
Song, phía Việt Nam phải cung cấp kinh phí khoảng 500 triệu đồng để đưa các chuyên gia Đài Loan sang Việt Nam khảo nghiệm trong 3 tuần. Kinh phí này sẽ được phía Cục BVTV huy động từ bốn doanh nghiệp xử lý chiếu nhiệt từ hơi nước nóng trên cả nước.
“Cục sẽ gửi văn bản cho bốn doanh nghiệp đề nghị họ cùng chia sẻ kinh phí để đưa chuyên gia sang làm việc càng sớm càng tốt. Trong trường hợp, chỉ có 1 hoặc 2 doanh nghiệp chịu hỗ trợ kinh phí thì những doanh nghiệp đó sẽ được cơ chế ưu tiên trong quá trình xử lý xuất khẩu thanh long sang Đài Loan” – ông Hồng nói.
Theo Cục BVTV, nếu được mở cửa hoàn toàn thì hàng năm Việt Nam có thể xuất khẩu trên 13.000 tấn thanh long sang Đài Loan.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Văn Ngã, Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II cho biết, Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu thanh long lớn của Việt Nam. Ngoài ra còn có Indonesia, Thái Lan và một số nước châu Âu. Đặc biệt, trong thời gian qua thanh long Việt Nam đã có mặt được ở một số thị trường khó tính như Nhật và Hàn Quốc.
Theo số liệu của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II, 6 tháng đầu năm xuất khẩu thanh long của Việt Nam theo con đường chính ngạch qua sự kiểm dịch của chi cục được 139.000 tấn. Trong đó, xuất khẩu thanh long sang một số thị trường khó tính đều tăng mạnh như Nhật đạt 440 tấn, tăng 50%; Mỹ 775 tấn, tăng 40%, và Hàn Quốc 184 tấn, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, từ ngày 1-3-2009, xuất khẩu thanh long vào Đài Loan đã bị ngưng hoàn toàn, nguyên nhân là thanh long Việt Nam thuộc danh sách 9 quốc gia có dịch bệnh ruồi đục quả, cùng với các nước Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Lạt, khá nhiều nhà vườn trong thành phố đang trồng, chăm sóc loại chanh cho trái khổng lồ và hiện đã ra trái rất đẹp. Cây chanh không quá to, chiều cao chỉ khoảng 1,20m nhưng cho trái chanh rất lớn, có trái nặng tới 1kg, dáng tròn, lúc còn non trái màu xanh, khi chín trái vàng ươm rất đẹp. Cùi và vỏ của trái chanh khổng lồ có vị ngọt the, ruột vàng chua dịu và thơm. Hiện chanh giống có giá 200 ngàn đồng/cây.

Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.

Ước tính năng suất vụ nghịch này khoảng 4 tấn. Hiện có thương lái tới tận vườn nhà ông để đặt mua với giá rất cao. Thanh long loại 1 để xuất khẩu, giá 56.000 - 58.000 đ/kg, loại 2 giá 30.000 đ/kg (tăng 8.000 - 10.000 đ/kg so với dịp tết năm ngoái). Với mức giá trên, ông sẽ thu về từ 65 - 80 triệu đồng.

Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.

Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.