Thanh long Việt Nam bán tại Dubai giá gần 100.000 đồng/kg

Trang cá nhân của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) - ông Phạm Bình Đàm - mới đây chia sẻ hình ảnh của quả thanh long Việt tại một siêu thị ở Dubai.
Theo đó, thanh long ruột trắng Việt Nam được quảng cáo và bán với mức giá lên tới 14,95 dirham/kg (tương đương gần 100.000 đồng/kg).
Theo đại sứ, đây là công sức và nỗ lực của doanh nghiệp khi đưa được loại trai cây đặc trưng của Việt Nam đến một trong những thị trường hấp dẫn nhất Trung Đông.
Thanh long ruột trắng được bán tại siêu thị ở UAE bên cạnh các loại nông sản quốc tế.
Trước đó, vào năm 2014, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hàng hóa Việt Nam xuất sang UAE chủ yếu là điện thoại và linh kiện, hoàn toàn vắng bóng hàng tiêu dùng và thực phẩm. Với mức giá gần 100.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng tại Dubai đắt hơn sản phẩm này trong nước tới 30 lần, điều này đang tạo ra cơ hội xuất khẩu cho loại trái cây nổi tiếng của Việt Nam.
Trao đổi với Zing.vn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại UAE Phạm Bình Đàm cho biết, các loại trái cây Việt như vải, thanh long, chôm chôm được đánh giá tốt về chất lượng ở thị trường này. "Trái cây Việt có cơ hội tiêu thụ ổn định tại thị trường UAE cũng như các nước Trung Đông khác. Phía đại sứ quán và các doanh nghiệp đang bắt đầu thực hiện đẩy mạnh thị trường cho nhóm sản phẩm hoa quả Việt Nam tại đây", ông Đàm nói thêm.
Về áp lực cạnh tranh của hàng Việt với các sản phẩm cùng loại khác, ông Phạm Bình Đàm cho rằng, cái khó của Việt Nam là cước vận chuyển. "Cước vận chuyển từ Thái Lan rẻ hơn, nên hàng hóa Việt phải cạnh tranh về giá với các sản phẩm từ quốc gia này". Riêng hàng Trung Quốc đang mất uy tín tại UAE, và nguồn cung cũng không ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận tại Công văn số 781/SNN-TS ngày 14/4/2015 về việc đề nghị cấm nghề cào Banh lông trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:

Không tham vọng xây dựng trang trại bò cả trăm nghìn con như của Hoàng Anh Gia Lai hay Vinamilk, Bí thư Hà Nam cho biết mỗi hộ nuôi bò của tỉnh sẽ là một doanh nghiệp sở hữu khoảng 50 con trong mỗi “biệt thự”.

Bằng niềm đam mê, coi việc lai tạo giống là trách nhiệm phục vụ người làm lúa, 20 năm qua, ông đã tạo ra hơn 100 giống lúa mới.

Việc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) cơ bản hoàn thiện công nghệ nhân giống dịch thể để SX nấm ăn và nấm dược liệu được coi là bước đột phá quan trọng của ngành nấm Việt Nam.

Yến - loài chim vốn sống ở vách đá cheo leo dọc các tỉnh miền biển, nay được nhiều người dân ở Tây nguyên đua nhau nuôi, trong đó nhiều hộ đã thành công bước đầu.