Thanh long vào chính vụ giá cả biến động

Những năm qua, sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân ở các vùng trồng thanh long trong tỉnh. Đặc biệt trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá thanh long tăng cao cả chính vụ và trái vụ (giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg). Đến đầu năm 2014, giá thanh long tiếp tục tăng cao có lúc đến 27.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì mỗi ha thanh long có lãi từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Nếu so với cây trồng khác, nhất là trồng lúa thì sản xuất thanh long có hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Đây cũng là lý do khiến diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển.
Thời gian gần đây, khi thanh long Bình Thuận bắt đầu bước vào chính vụ, cũng là thời điểm vào mùa trái cây tại các vùng trồng trong và ngoài nước vào mùa thu hoạch rộ. Cộng thêm những biến động của thị trường, khiến giá bán thanh long của nông dân trong tỉnh cũng biến động. Hàm Thuận Bắc - một trong những địa phương có diện tích thanh long lớn của tỉnh những ngày này nông dân đang rộn ràng thu hoạch, mua bán những lứa trái chính vụ đầu tiên. Niềm vui, nỗi buồn của những người trồng thanh long đan xen theo các đợt xuất bán như vậy.
Bởi cách đây khoảng 10 ngày, giá thanh long chỉ được thu mua xô với giá từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Còn hiện nay, loại trái cây này đã được các thương lái thu mua với giá bán từ 10.000 - 13.000 đồng/kg tùy loại. Ở thời điểm này năm ngoái, thanh long được bán với giá khá cao từ 15.000 - 16.000 đồng/kg. Dù thu nhập không bằng năm ngoái, nhưng bà con vẫn có lãi. Tuy nhiên, một số hộ trồng thanh long tại xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) cho biết: Mặc dù giá bán xô thanh long khá cao nhưng thương lái chỉ lựa phần lớn những trái cồ và ít đốm trắng.
Còn những trái nhỏ và có khoảng 10 chấm trắng trở lên là trở thành hàng dạt. Vì vậy nhiều hộ không có hàng bán hoặc chỉ đáp ứng số lượng ít... do tại vườn của hầu hết bà con nông dân hầu như hộ nào cũng có thanh long nhiễm bệnh này. Dù ít dù nhiều, nhưng sẽ có một số lượng không nhỏ thanh long sẽ trở thành hàng dạt, chỉ được bán với giá từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, dù chi phí đầu tư không bằng chong đèn, nhưng trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh (đốm trắng) trên thanh long, nông dân đã tốn khá nhiều tiền của để đầu tư phân thuốc, chăm sóc nhưng không mấy hiệu quả. Đứng trước tình trạng này, ông Phạm Hữu Trường, một nông dân có kinh nghiệm lâu năm tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc) cho biết: “Ở mùa thanh long chính vụ này, tôi đã chủ động lặt bỏ bông, trái non để dưỡng cây chờ đến kỳ chong đèn. Trên mỗi cành thanh long tôi chỉ để từ 3 - 4 bông để nâng cao chất lượng trái”.
Không chủ động được đầu ra, giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, đó là một trong những nguyên nhân lâu nay khiến giá cả mặt hàng thanh long luôn biến động thất thường...
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi trở lại xóm Lũng Hoài, xã Thượng Nung (Võ Nhai) đúng vào dịp con đường Tân Thành - Lũng Hoài hoàn thành và đưa vào sử dụng tròn một năm. Đây là tuyến đường bê tông dài hơn 3km do Nhà nước đầu tư xây dựng với tổng kinh phí lên tới 25 tỷ.

Ngày 18.9, tại TP.HCM, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các sở - ngành, ban quản lý dự án của các địa phương từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau cho 5 Nghị định (NĐ) hướng dẫn chi tiết luật Xây dựng 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015) gồm: NĐ quản lý dự án đầu tư xây dựng, NĐ quản lý chất lượng công trình xây dựng, NĐ quản lý chi phí đầu tư xây dựng, NĐ về hợp đồng xây dựng và NĐ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

Dù đây là loài sâu đục thân lần đầu tiên xuất hiện tại VN với tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ gây hại trên diện rộng, nhưng cơ quan chức năng địa phương cho rằng vẫn chưa thể công bố dịch do chưa đủ... điều kiện.

Lâu nay, Nga chưa phải là thị trường quan trọng của thủy sản Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm nay, trong khi giá trị XK thủy sản cả nước đã đạt trên 5 tỷ USD, thì giá trị XK thủy sản sang Nga chiếm chưa tới 1% (45,625 triệu USD). Có nhiều nguyên nhân khiến Nga còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.

Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, Bộ Tài chính quyết định tăng gấp đôi thuế suất thuế nhập khẩu urê 6%, bằng với mức trần cam kết WTO. Mức thuế suất mới được áp dụng bắt đầu từ 10/9/2014.