Thanh long vào chính vụ giá cả biến động

Những năm qua, sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân ở các vùng trồng thanh long trong tỉnh. Đặc biệt trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá thanh long tăng cao cả chính vụ và trái vụ (giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg). Đến đầu năm 2014, giá thanh long tiếp tục tăng cao có lúc đến 27.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì mỗi ha thanh long có lãi từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Nếu so với cây trồng khác, nhất là trồng lúa thì sản xuất thanh long có hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Đây cũng là lý do khiến diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển.
Thời gian gần đây, khi thanh long Bình Thuận bắt đầu bước vào chính vụ, cũng là thời điểm vào mùa trái cây tại các vùng trồng trong và ngoài nước vào mùa thu hoạch rộ. Cộng thêm những biến động của thị trường, khiến giá bán thanh long của nông dân trong tỉnh cũng biến động. Hàm Thuận Bắc - một trong những địa phương có diện tích thanh long lớn của tỉnh những ngày này nông dân đang rộn ràng thu hoạch, mua bán những lứa trái chính vụ đầu tiên. Niềm vui, nỗi buồn của những người trồng thanh long đan xen theo các đợt xuất bán như vậy.
Bởi cách đây khoảng 10 ngày, giá thanh long chỉ được thu mua xô với giá từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Còn hiện nay, loại trái cây này đã được các thương lái thu mua với giá bán từ 10.000 - 13.000 đồng/kg tùy loại. Ở thời điểm này năm ngoái, thanh long được bán với giá khá cao từ 15.000 - 16.000 đồng/kg. Dù thu nhập không bằng năm ngoái, nhưng bà con vẫn có lãi. Tuy nhiên, một số hộ trồng thanh long tại xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) cho biết: Mặc dù giá bán xô thanh long khá cao nhưng thương lái chỉ lựa phần lớn những trái cồ và ít đốm trắng.
Còn những trái nhỏ và có khoảng 10 chấm trắng trở lên là trở thành hàng dạt. Vì vậy nhiều hộ không có hàng bán hoặc chỉ đáp ứng số lượng ít... do tại vườn của hầu hết bà con nông dân hầu như hộ nào cũng có thanh long nhiễm bệnh này. Dù ít dù nhiều, nhưng sẽ có một số lượng không nhỏ thanh long sẽ trở thành hàng dạt, chỉ được bán với giá từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, dù chi phí đầu tư không bằng chong đèn, nhưng trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh (đốm trắng) trên thanh long, nông dân đã tốn khá nhiều tiền của để đầu tư phân thuốc, chăm sóc nhưng không mấy hiệu quả. Đứng trước tình trạng này, ông Phạm Hữu Trường, một nông dân có kinh nghiệm lâu năm tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc) cho biết: “Ở mùa thanh long chính vụ này, tôi đã chủ động lặt bỏ bông, trái non để dưỡng cây chờ đến kỳ chong đèn. Trên mỗi cành thanh long tôi chỉ để từ 3 - 4 bông để nâng cao chất lượng trái”.
Không chủ động được đầu ra, giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, đó là một trong những nguyên nhân lâu nay khiến giá cả mặt hàng thanh long luôn biến động thất thường...
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.