Thanh Long Và Khoai Lang Rớt Giá

Giá thanh long ở ĐBSCL cũng giảm mạnh; hiện chỉ còn 25.000 - 30.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ.Giá giảm bởi xuất khẩu sang Trung Quốc đang ì ạch.
Chiều 1-4, ông Huỳnh Văn Quân, Chủ nhiệm HTX Khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long), cho biết, vài ngày qua giá khoai lang tím Nhật được thương lái thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm còn 640.000 - 660.000 đồng/tạ, do xuất khẩu chậm. Với giá hiện nay, nông dân trồng khoai không bị lỗ nhưng lợi nhuận giảm mạnh.
Giá thanh long ở ĐBSCL cũng giảm mạnh; hiện chỉ còn 25.000 - 30.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ; 22.000 - 23.000 đồng/kg thanh long ruột trắng. Giá thanh long giảm bởi xuất khẩu sang Trung Quốc đang ì ạch. Hiện tại, nông dân ở 2 địa phương trồng thanh long trọng điểm ở ĐBSCL là Long An và Tiền Giang tiếp tục nâng diện tích, trong khi ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, nhiều hộ mạnh dạn bỏ đất lúa, vườn, hoa màu để chuyển sang trồng thanh long.
Ông Tám Thông, chủ 1ha thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết: “Chúng tôi cũng lo ngại bởi xuất khẩu thanh long vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, song nếu duy trì giá thanh long từ 10.000 đồng/kg trở lên thì nông dân có lời, hiệu quả hơn trồng lúa”.
Có thể bạn quan tâm
Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Mùa thu hoạch quế năm nay, đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung, bởi quế được giá. Ít cây gì ở miền núi lại cho thu nhập cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều bán được tiền, giá cao ngất ngưởng.

Chỉ tính riêng ở Nam Trung bộ, kết quả chuyển đổi có lợi nhuận tăng từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng trăm triệu đồng/ha.
Do giá cao su thế giới xuống thấp, các nhà máy chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng.

Do các phòng kiểm định chất lượng trong nước chỉ kiểm tra được gần 200 chỉ tiêu nên các doanh nghiệp hồ tiêu phải tốn thời gian và chi phí gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định. Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nên xây dựng một phòng kiểm định chất lượng phù hợp với quốc tế.