Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận

Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 26/04/2012

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Bình Thuận hiện có 18.600ha trồng thanh long, mỗi năm cho 400.000 tấn trái. Để thanh long thật sự “lên đời”, xứng danh là một loại đặc sản của tỉnh, Bình Thuận đã sớm chú ý xây dựng thương hiệu cho loại trái cây này. Giữa tháng 11.2006, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa thanh long Bình Thuận, loại trái cây này đã được xác định là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên phạm vi toàn quốc.

Từ đầu năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận được Sở NNPTNT tỉnh giao nhiệm vụ triển khai và tổ chức chứng nhận việc thực hành sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh đã có đã có hơn 200 tổ hợp tác và 5.200 hộ sản xuất thanh long được cấp chứng nhận sản phẩm theo VietGAP với diện tích hơn 5.300ha, và trong năm 2012 này sẽ thêm 2.000ha nữa. Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ vừa cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền trên toàn nước Mỹ trong vòng 10 năm cho sản phẩm trái thanh long Bình Thuận. “Nếu không có gì trở ngại, vào quý IV/2012, đoàn giao thương của tỉnh sẽ lên đường sang Mỹ để mở rộng thị trường xuất khẩu, với mục tiêu tăng 20% theo từng năm” - ông Nguyễn Ngọc Hai - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết.

Với những nỗ lực xây dựng thương hiệu như thế, thanh long đã thực sự trở thành cây làm giàu cho người nông dân nơi đây. Hiện nay, các hộ nông dân có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm từ thanh long đã là “chuyện thường” ở các vùng chuyên canh cây thanh long trong tỉnh.

Có hộ thu được đến 250 triệu đồng chỉ bằng một đợt thu hoạch như gia đình anh Nguyễn Duy Toàn ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Với gần 1.400 trụ thanh long, cuối năm rồi gia đình anh Toàn thu hơn 30 tấn quả, trừ hết chi phí còn dư tới 250 triệu đồng. Hay trang trại thanh long 4ha của ông Lê Mạnh Hùng ở thị trấn Thuận Nam với 3.700 trụ thanh long chong đèn nghịch vụ mỗi năm mang lại nguồn thu hơn 1 tỷ đồng. Cuộc sống của gia đình ông nhờ đó sung túc hơn, con cái học hành đỗ đạt.

Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa: Kết Luận Vụ Ngao Chết Trắng Đồng Thanh Hóa: Kết Luận Vụ Ngao Chết Trắng Đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện cơ quan này đã có kết luận về nguyên nhân gây ra tình trạng ngao chết trắng đồng tại một số huyện ven biển trong thời gian vừa qua.

26/02/2012
Điểm Đích 10.000 Ha Tôm Công Nghiệp - Chú Trọng Đầu Tư, Quy Hoạch Chiều Sâu Điểm Đích 10.000 Ha Tôm Công Nghiệp - Chú Trọng Đầu Tư, Quy Hoạch Chiều Sâu

Nghị quyết XIV của Đảng bộ tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phát triển đạt 10.000 ha nuôi tôm công nghiệp vào năm 2015. Từ đó, một lộ trình thực hiện cũng được ra đời. Mặc dù trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp đang phát triển nhanh, nhưng xem ra để đạt được mục tiêu trên vào năm 2015 vẫn còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

27/06/2012
Tạm Thời Kiểm Soát Được Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Tạm Thời Kiểm Soát Được Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Theo Bộ NNPTNT, chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có 3 chất chính là: Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine (thuộc nhóm Beta-agonist). Từ năm 2002, Việt Nam đã đưa các chất này vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

16/05/2012
Bán Đất Cho Dân, Ôm Tiền Tỷ Rồi... Lặn Bán Đất Cho Dân, Ôm Tiền Tỷ Rồi... Lặn

Suốt 14 năm qua, hàng chục hộ dân mua nền nhà dự án ở kênh Tân Hóa thuộc phường Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú (TPHCM) lâm cảnh điêu đứng vì đã mua nền cất nhà được 14 năm nhưng không được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Có ít nhất 3 đối tượng NNVN xác định được đã đẩy cả trăm người dân lâm vào cảnh khổ sở này nhưng đến nay vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật!

28/02/2012
Triển Khai Kế Hoạch Dập Dịch Chổi Rồng Trên Nhãn Ở Vĩnh Long Triển Khai Kế Hoạch Dập Dịch Chổi Rồng Trên Nhãn Ở Vĩnh Long

Theo đó, thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 5 - 6/2012. Về phương pháp thực hiện, tùy theo điều kiện từng địa phương có thể tiến hành đồng loạt hoặc “cuốn chiếu”. Về kinh phí, sẽ sử dụng từ nguồn ngân sách phòng chống dịch của huyện.

16/05/2012