Thanh Long Tăng Giá

Với giá bán từ 23.000 đồng đến 28.000 đồng/kg, cao hơn so cùng thời điểm năm ngoái - khoảng nửa tháng trở lại đây, “cơn sốt” thanh long ở vụ chong đèn khiến người trồng thanh long rất phấn khởi...
Năm nào cũng vậy, khi thời điểm thanh long bắt đầu bước vào vụ chong đèn, đồng nghĩa với nhu cầu phục vụ thị trường lễ Noel và Tết Nguyên đán trở nên “sôi động” hơn. Đặc biệt, nếu so sánh vào thời điểm này năm ngoái, giá thanh long cao nhất cũng chỉ ở mức 21.000 đồng đến 22.000 đồng/kg, thì đến dịp trước Tết Nguyên đán năm nay, giá bán thanh long đã chạm mức từ 23.000 đồng đến 28.000 đồng/kg, và có thời điểm lên đến 30.000 đồng/kg.
Ông Hồ Văn Đức (thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) chia sẻ: Vào dịp trước Tết dương lịch 2014 vài ngày, gia đình tôi đã xuất bán 1 lứa thanh long chong đèn, với giá bán bình quân 26.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí điện và phân bón, công chăm sóc... mỗi tấn thanh long cho lãi ròng khoảng 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, do dịp này diện tích thanh long chong đèn của gia đình có sản lượng thấp nên khan hiếm hàng bán. Còn ông Phạm Hữu Trường (xã Hàm Liêm, Hàm Thuận Bắc), nhờ áp dụng các biện pháp chăm sóc tốt, hợp lý, nên vừa qua gia đình ông đã thu lợi nhuận khá cao từ thanh long.
Với mức giá bán kỷ lục những ngày qua, dù thanh long có sản lượng thấp, dẫn đến khan hàng, nhưng người trồng thanh long Bình Thuận vẫn rất phấn khởi khi có thu nhập cao từ sản phẩm do chính mình làm ra trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2014.
Ông Phan Văn Thu - Phó trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Hiện nay, giá thanh long đang lên cao, khiến không ít hộ nông dân chong đèn liên tục trong thời gian dài để thu lợi nhuận. Trong đó, có nhiều diện tích do gốc thanh long còn yếu bởi sâu bệnh, nên hiệu quả chong đèn không cao, thậm chí không ra trái.
Vì vậy, bà con cần cân nhắc giữa lợi nhuận và tình hình sinh trưởng của cây thanh long. Nhất là trước sự biến động thất thường của thị trường tiêu thụ, giá thanh long chong đèn sẽ liên tục “trồi” lên, “sụt” xuống bất cứ khi nào.
Mặt khác, đây là thời điểm bắt đầu mùa khô, sẽ là điều kiện tốt để hạn chế gia tăng sự bùng phát của sâu bệnh trên cây trồng, nhất là bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, hiện không ít nông dân chưa quan tâm thực hiện các biện pháp canh tác như cắt, tỉa cành, vệ sinh vườn... Ngược lại khi xảy ra sâu bệnh, bà con đổ xô đi mua thuốc bảo vệ thực vật.
Việc quá lạm dụng thuốc sẽ vô tình làm cho các đối tượng sâu bệnh kháng thuốc, phát sinh ra loại bệnh mới. Do đó, biện pháp tốt nhất là nông dân nên sử dụng các biện pháp tổng hợp theo quy trình tạm thời của Cục Bảo vệ thực vật đã khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".

Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thành phố quy hoạch đến năm 2017 có quy mô tối thiểu 50 ha trên địa bàn 4 xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và Hưng Đông; mang lại thu nhập tối thiểu 150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, người dân đang lúng túng với mô hình sản xuất này.

Chiều qua 12.6, ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, do nắng nóng trên diện rộng, hàng loạt hồ chứa và đập dâng cạn kiệt nước nên hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300ha lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ non bị khô hạn nghiêm trọng.

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.