Thanh Long Ruột Đỏ Trà Vinh 47.000 Đ/kg

Theo ông Nguyễn Văn Thân- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ (Càng Long- Trà Vinh), hiện thanh long ruột đỏ “gai xanh” bán tại vườn giá 47.000 đ/kg, cao hơn thanh long ruột đỏ bình thường “gai đỏ” khoảng 5.000 đ/kg.
Thanh long ruột đỏ có thị trường tiêu thụ ổn định, thời điểm này tháng trước giá đến 60.000 đ/kg. Hiện HTX có 36 hội viên, với 32ha thanh long ruột đỏ, trong đó có 24ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Cùng với việc liên kết sản xuất, điều tiết rải vụ, xử lý trái mùa nghịch đảm bảo hàng cung ứng quanh năm; HTX cũng làm đầu mối quan hệ buôn bán, tìm thị trường đầu ra trái thanh long.
Theo ông, hiện HTX hợp đồng bán cho một doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở Tiền Giang, năm ngoái đã xuất khẩu sang Mỹ 3,7 tấn. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nhưng HTX chưa đáp ứng kịp.
Thanh long ruột đỏ được nông dân xã Đức Mỹ trồng khoảng 5- 6 năm nay, phát triển khá tốt và trở thành loại cây trồng “cho thu nhập cao nhất từ trước tới nay”. Với năng suất 4- 5 tấn/công, giá 20.000- 25.000 đ/kg, thanh long cho thu nhập 100- 120 triệu đồng/ công/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng vùng cát trắng trong vườn nhà để đắp ao trải bạt nuôi cá lóc, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.

Từ năm 2007, người dân xóm 9, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định) đã đưa cây thanh long vào trồng thử nghiệm. Với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và kinh nghiệm thâm canh của người dân nơi đây, cây thanh long đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Ngày 17.12, ngư dân Phạm Lâm (trú tại thôn Bãi Làng, Cù Lao Chàm - Quảng Nam) khi đánh bắt tại khu vực biển Cù Lao Chàm đã câu được 3 cá mú “khủng”. Con nhỏ nhất nặng 16 kg, con kế tiếp nặng 28 kg, con lớn nhất nặng gần 73 kg với chiều dài thân lên đến 2 mét, chiều ngang 0,6 mét.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Đặng Trường Khanh đã làm nhiều việc khác không liên quan gì đến cây ca cao, nhưng bỗng dưng anh lại được “lệnh” của cha mình rời TP.Hồ Chí Minh lên huyện Định Quán (Đồng Nai) thay ông triển khai dự án phát triển cây ca cao ở vùng đất này. Hơn 8 năm qua, anh đã có biết bao buồn vui với cây ca cao.