Thanh Long Ruột Đỏ Trà Vinh 47.000 Đ/kg

Theo ông Nguyễn Văn Thân- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ (Càng Long- Trà Vinh), hiện thanh long ruột đỏ “gai xanh” bán tại vườn giá 47.000 đ/kg, cao hơn thanh long ruột đỏ bình thường “gai đỏ” khoảng 5.000 đ/kg.
Thanh long ruột đỏ có thị trường tiêu thụ ổn định, thời điểm này tháng trước giá đến 60.000 đ/kg. Hiện HTX có 36 hội viên, với 32ha thanh long ruột đỏ, trong đó có 24ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Cùng với việc liên kết sản xuất, điều tiết rải vụ, xử lý trái mùa nghịch đảm bảo hàng cung ứng quanh năm; HTX cũng làm đầu mối quan hệ buôn bán, tìm thị trường đầu ra trái thanh long.
Theo ông, hiện HTX hợp đồng bán cho một doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở Tiền Giang, năm ngoái đã xuất khẩu sang Mỹ 3,7 tấn. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nhưng HTX chưa đáp ứng kịp.
Thanh long ruột đỏ được nông dân xã Đức Mỹ trồng khoảng 5- 6 năm nay, phát triển khá tốt và trở thành loại cây trồng “cho thu nhập cao nhất từ trước tới nay”. Với năng suất 4- 5 tấn/công, giá 20.000- 25.000 đ/kg, thanh long cho thu nhập 100- 120 triệu đồng/ công/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg.

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.

Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.