Thanh Long Ruột Đỏ Bén Đất Hải Dương

Diện tích trồng cây ăn quả ở xã Hoàng Hoa Thám (TX Chí Linh, Hải Dương) có xu hướng giảm do nông dân phá bỏ một phần diện tích vải thiều. Từ năm 2010 - 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở KH-CN Hải Dương) đã xây dựng mô hình SX thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha với 6.000 hom.
Qua thực tế SX cho thấy thanh long ruột đỏ ít sâu bệnh, không xuất hiện nấm thối thân, chất lượng quả thơm, ngọt, trọng lượng bình quân đạt 300 - 400 gr/quả, tỷ lệ đậu quả đạt 10,0 - 57,1%, năng suất hộ điển hình năm thứ 3 đạt 11 kg/trụ, giá bán trung bình 35.000 đ/kg (gấp 1,5 - 2 lần thanh long ruột trắng), trừ chi phí, thu lãi 294,988 triệu đ/ha.
Thanh long ruột đỏ có khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng quả ngon khi trồng ở điều kiện đồi núi TX Chí Linh, góp phần bổ sung giống cầy trồng mới vào cơ cấu cây ăn quả của tỉnh.
Quy trình thâm canh thanh long ruột đỏ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh cũng đã được hoàn thiện phù hợp với điều kiện của tỉnh làm cơ sở cho các địa phương áp dụng mở rộng mô hình trong thời gian tới.
2 năm qua, một số hộ nông dân ở xã Hoàng Hoa Thám đã tự mở rộng mô hình được khoảng 3 ha. Một số xã, phường, thị trấn như Bến Tắm, Bắc An, Lê Lợi, Hoàng Tiến… cũng trồng được khoảng 4 ha. Tuy nhiên, chủ yếu là trồng xen, quy mô còn phân tán, nhỏ lẻ; nguồn giống chưa được kiểm soát về chất lượng; thiếu kỹ thuật...
Có thể bạn quan tâm

Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.