Thanh Long Ruột Đỏ Bén Đất Hải Dương

Diện tích trồng cây ăn quả ở xã Hoàng Hoa Thám (TX Chí Linh, Hải Dương) có xu hướng giảm do nông dân phá bỏ một phần diện tích vải thiều. Từ năm 2010 - 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở KH-CN Hải Dương) đã xây dựng mô hình SX thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha với 6.000 hom.
Qua thực tế SX cho thấy thanh long ruột đỏ ít sâu bệnh, không xuất hiện nấm thối thân, chất lượng quả thơm, ngọt, trọng lượng bình quân đạt 300 - 400 gr/quả, tỷ lệ đậu quả đạt 10,0 - 57,1%, năng suất hộ điển hình năm thứ 3 đạt 11 kg/trụ, giá bán trung bình 35.000 đ/kg (gấp 1,5 - 2 lần thanh long ruột trắng), trừ chi phí, thu lãi 294,988 triệu đ/ha.
Thanh long ruột đỏ có khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng quả ngon khi trồng ở điều kiện đồi núi TX Chí Linh, góp phần bổ sung giống cầy trồng mới vào cơ cấu cây ăn quả của tỉnh.
Quy trình thâm canh thanh long ruột đỏ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh cũng đã được hoàn thiện phù hợp với điều kiện của tỉnh làm cơ sở cho các địa phương áp dụng mở rộng mô hình trong thời gian tới.
2 năm qua, một số hộ nông dân ở xã Hoàng Hoa Thám đã tự mở rộng mô hình được khoảng 3 ha. Một số xã, phường, thị trấn như Bến Tắm, Bắc An, Lê Lợi, Hoàng Tiến… cũng trồng được khoảng 4 ha. Tuy nhiên, chủ yếu là trồng xen, quy mô còn phân tán, nhỏ lẻ; nguồn giống chưa được kiểm soát về chất lượng; thiếu kỹ thuật...
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất nấm Linh Chi.

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

"Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây”. Một trong các loài đặc sản đất Kinh kỳ đang đứng trước nguy cơ trở thành dĩ vãng bởi quá trình đô thị hóa.

Song song với phát triển diện tích chuyên canh mít Thái siêu sớm, hoạt động sản xuất cây giống đã được nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

Lần đầu tiên, Bộ NNPTNT đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn của quốc tế về Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” vào ngày hôm qua (6.4). Nhiều ý kiến đã cho rằng, người nông dân cần phải được hưởng lợi ích nhiều hơn từ chính sách tái cơ cấu lần này.