Thanh long rớt giá thảm hại

Nửa tháng trở lại đây, giá thu mua thanh long xuất khẩu tại vườn liên tục giảm mạnh. Loại đẹp nhất dành cho xuất khẩu giờ chỉ được mua với giá từ 4.000 – 5.000 đồng/kg. Hàng xuất khẩu loại thường có giá 3.000 đồng/kg. Thanh long có vết đốm trên vỏ do nấm bệnh giá chỉ từ 500 đến 1.000 đồng/kg. Với giá bán như thế, chủ vườn có thanh long thu hoạch vào thời điểm này bị thua lỗ nặng. Theo bà con, thanh long chính vụ phải đạt giá từ 6.000 đồng trở lên, nông dân mới có lời.
Ông Võ Văn Ba ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc buồn bã nói: “Tôi bán giá thành hiện nay là 3.000 đồng/1kg và 3 tấn được 9 triệu đồng. Chi phí phân thuốc, không kể tiền công của mình bỏ ra, tính ra không có lãi”.
Theo các cơ sở thu mua, giá thanh long giảm mạnh do thị trường Trung Quốc giảm sức tiêu thụ.
Chị Lê Thị Thu Nhi, vựa thanh long xuất khẩu Thanh Xuân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam cho biết: “Do bên Trung Quốc hàng không có tiêu thụ được, bị ế chợ; thanh long bên đây thu hoạch nhiều, lại bị nấm bệnh nhiều nữa, nên giá hạ”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.