Thanh long rớt giá thảm hại

Nửa tháng trở lại đây, giá thu mua thanh long xuất khẩu tại vườn liên tục giảm mạnh. Loại đẹp nhất dành cho xuất khẩu giờ chỉ được mua với giá từ 4.000 – 5.000 đồng/kg. Hàng xuất khẩu loại thường có giá 3.000 đồng/kg. Thanh long có vết đốm trên vỏ do nấm bệnh giá chỉ từ 500 đến 1.000 đồng/kg. Với giá bán như thế, chủ vườn có thanh long thu hoạch vào thời điểm này bị thua lỗ nặng. Theo bà con, thanh long chính vụ phải đạt giá từ 6.000 đồng trở lên, nông dân mới có lời.
Ông Võ Văn Ba ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc buồn bã nói: “Tôi bán giá thành hiện nay là 3.000 đồng/1kg và 3 tấn được 9 triệu đồng. Chi phí phân thuốc, không kể tiền công của mình bỏ ra, tính ra không có lãi”.
Theo các cơ sở thu mua, giá thanh long giảm mạnh do thị trường Trung Quốc giảm sức tiêu thụ.
Chị Lê Thị Thu Nhi, vựa thanh long xuất khẩu Thanh Xuân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam cho biết: “Do bên Trung Quốc hàng không có tiêu thụ được, bị ế chợ; thanh long bên đây thu hoạch nhiều, lại bị nấm bệnh nhiều nữa, nên giá hạ”.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày qua, người dân trên địa bàn huyện Đại Lộc tất tả thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân. Trên nhiều cánh đồng dưa hấu, nông dân khẩn trương thu hoạch bán cho thương lái để xuất sang Trung Quốc.

Hiện nay sản phẩm tôm chiếm 65% trên tổng số lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm chân trắng nói riêng đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi con tôm đang mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ nuôi trồng.

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.