Thanh long rớt giá do ùn tắc cửa khẩu

Anh Trần Văn Tâm ở thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam trồng hơn 1.000 trụ thanh long. Lứa này anh chong đèn 400 trụ, cho ra quả rất đẹp. Sáng 11/4, vườn nhà anh thu hoạch được 4 tấn.
Hàng loại 1 xuất khẩu, nhưng thương lái chỉ mua với giá 11.000 đồng/kg. Bao nhiêu công sức đổ vào mùa nghịch vụ này với hy vọng bán được giá cao, nhưng với giá cả như thế này, lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.
Anh Tâm nói: “4 tấn thì bán được khoảng 45 triệu. Nói thẳng giá cả bấp bênh. Tiền công, tiền đầu tư cao, nên người nông dân không có lời.”
Tuần qua, thanh long mua tại vườn liên tục rớt giá. Từ 15.000 - 16.000 nghìn rớt xuống còn 10.000 - 11.000 đồng/kg. Các vựa thu mua cho biết, hàng thanh long xuất khẩu của Bình Thuận phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc.
Giá cả lên hay xuống đều do các thương lái ở cửa khẩu quyết định. Bên Trung Quốc ra giá bao nhiêu, thì các vựa căn cứ theo đó để tính giá mua tại vườn. Việc ùn tắc cửa khẩu Tân Thanh trong những ngày qua đã làm ảnh hưởng đến giá thanh long ở Bình Thuận.
Ông Tăng Minh Tề - Chủ vựa thanh long xuất khẩu Hồng Uyên ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, nguyên nhân là do bên thu mua chậm và kẹt xe. Thời tiết ở Trung Quốc cũng mưa to nên tiêu thụ chậm.
Bình Thuận hiện có hơn 23.000 ha thanh long, với sản lượng 550.000 tấn/năm. Phần lớn thanh long của tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Vì vậy, việc ùn tắc ở cửa khẩu đã ảnh hưởng mạnh đến giá của thanh long Bình Thuận những ngày qua.
Có thể bạn quan tâm

Cò Nòi là một trong những thủ phủ ngô của Sơn La nói riêng và của cả miền Tây Bắc nói chung với những nương ngô bám cheo leo, tít tắp ngang lưng chừng trời.

Cảm nhận ban đầu của các nông dân trồng ngô tại Mộc Châu với ngô biến đổi gen là nhàn và giảm được chi phí.

Nuôi cá thát lát trong vèo lưới cước bằng thức ăn viên chi phí đầu tư khoảng 45 triệu đồng/100 m2 vèo, năng suất trung bình 1,1 tấn/100 m2 vèo giá bán 56.000 đ/kg thu được 61,6 triệu đồng, lợi nhuận gần 17 triệu đồng/vèo/vụ.

Đầu tháng 9 ở ĐBSCL đã có lúa TĐ chín sớm vào mùa gặt. Lúa chắc hạt, vàng óng. Nhiều nông dân vui vì lúa trúng mùa, năng suất cao hơn hẳn vụ HT vừa qua.

Trong khi nông dân ĐBSCL đang loay hoay bởi làm lúa có giá trị thấp, thì khu vực trung du miền núi phía Bắc (MNPB) lại xuất hiện ngày càng nhiều những tổ nhóm làm giàu nhờ SX lúa chất lượng.