Thanh Long Rớt Giá 50% Vì Ứ Đọng Ở Cửa Khẩu

Thanh long ruột đỏ có lúc tăng lên mức kỷ lục 65.000 đồng một kg, nhưng hiện nay chỉ còn 30.000 đồng một kg.
Anh Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long Chợ Gạo, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho biết, việc ứ đọng thanh long ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn hướng sang Trung Quốc gần hai tuần qua đã làm giảm giá thanh long bán tại vườn.
Hiện tại, giá thanh long ruột đỏ ở mức 30.000 đồng một kg, ruột trắng 15.000-16.000 đồng một kg. Cách đây 2 ngày, thanh long ruột đỏ có giá 65.000 đồng một kg, ruột trắng 24.000-25.000 đồng.
Theo Phòng nông nghiệp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, diện tích trồng thanh long hiện có 3.000ha với sản lượng trung bình mỗi năm 40-50 tấn. Trong đó, diện tích trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo hiện đã vượt 15% so quy hoạch của huyện.
Ông Võ Chí Thiện, Chủ nhiệm hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An (Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, diện tích trồng thanh long ruột đỏ hiện chỉ chiếm khoảng 15-20% trong tổng số diện tích trồng thanh long, cây thanh long ruột đỏ cũng chỉ cho năng suất tương đương 60-70% cây thanh long ruột trắng.
Diện tích trồng thanh long ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tập trung phần lớn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) với khoảng 3.500ha. Tỉnh Long An cũng có khoảng 2.700ha, tập trung hầu hết ở huyện Châu Thành.
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên đã tiến hành đưa vào trồng thử nghiệp nấm Linh Chi tại thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ, tỉnh Quảng Ninh. Mô hình thành công đã mở ra hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn.

Cả hai giống lúa P376 và PC10 đều có chung đặc điểm kháng rầy tốt, chất lượng gạo ngon, sản lượng đạt từ 2,2 - 2,8 tạ/sào, cao hơn so với giống lúa cùng loại.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ở nhiều nơi đã thả nuôi tôm càng xanh trên đất lúa với hơn 7.000 ha, chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long (Bạc Liêu).

Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển khá mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống, phần lớn người chăn nuôi khu vực nông thôn vẫn duy trì phương thức chăn nuôi thả rông hoặc chuồng trại sơ sài; chất thải trong chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.

Hiện nay, đàn bò của tỉnh Bến Tre có trên 180.000 con, lớn nhất trong các tỉnh thành ở ĐBSCL. Chất lượng đàn bò ngày càng được chú trọng với các ưu điểm như: trọng lượng lớn, tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon. Có được kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo được thực hiện thời gian qua tại tỉnh.