Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Ép Lúa, Thiệt Hại Khó Lường

Thanh Long Ép Lúa, Thiệt Hại Khó Lường
Ngày đăng: 05/09/2013

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.

Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long tự phát đã và đang đặt ra vấn đề cần giải quyết sự hài hòa của môi trường xung quanh.

Ông Huỳnh Tấn Phát ngụ xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành cho biết, gia đình ông có 5 công đất, hàng chục năm nay ông sản xuất lúa hai vụ. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhất là vụ lúa đông xuân và hè thu vừa qua, gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cây lúa. Do những hộ dân xung quanh họ chuyển sang trồng cây thanh long, nên ruộng lúa của ông luôn đối mặt với việc thiếu nước trầm trọng. Ông cho biết, cứ mỗi vụ lúa là ông phải mất từ 3- 4 đợt bơm nước, mỗi đợt bơm nước như vậy chỉ giữ nước được trong chân rộng khoảng 1-2 ngày, do ruộng lúa nhà ông nằm cạnh vườn thanh long vừa mới trồng nên có nước bao nhiêu thì rút hết xuống rãnh sâu.

Nhiều hộ dân trồng lúa ở các xã Phước Tân Hưng, Thanh Phú Long, Dương Xuân Hội... cũng gặp cảnh tương tự. Chị Huỳnh Uyển Trang, xã Tân Phước Tây (Châu Thành) cho biết, ruộng lúa nhà chị bị vườn thanh long bao vây tứ phía, vụ lúa đông xuân vừa rồi chị đánh liều xuống giống mấy công đất ở ấp 7, Phước Tân Hưng, thu hoạch không được bao nhiêu. Vụ hè thu này chị tiếp tục xuống giống, đến nay lúa đã vàng đuôi, chuẩn bị thu hoạch mà kêu máy gặt không thể vào được, do tứ phía là vườn thanh long. “Tới đây, khi lúa chín phải cắt bằng tay, sau đó ôm ra lộ để tuốt, tốn kém rất nhiều so với trước đây” - chị Trang lo âu.

Bà Nguyễn Thị Tâm (ấp 5, xã Phước Tân Hưng) cho biết, bây giờ chỉ mong chủ vườn thanh long cho mượn đường để máy gặt đập liên hợp vào tới ruộng, vì các chủ vườn sợ máy đi qua sẽ làm đất vườn bị giẻ, sạt mương nước...

Một lo ngại nữa của người trồng lúa là việc các chủ vườn xông đèn cho thanh long trái vụ có thể ảnh hưởng đến việc thụ phấn của cây lúa.

Một số cán bộ ngành trồng trọt tỉnh Long An cho biết: Những thiệt hại của người trồng lúa bên cạnh vườn thanh long là có cơ sở. Khi ruộng lúa ở cạnh vườn thanh long thì nước sẽ thẩm thấu xuống rãnh nước của vườn thanh long và nông dân trồng lúa phải tốn chi phí bơm nước nhiều hơn bình thường. Muốn khắc phục được tình trạng này, nông dân phải đắp bờ bao cứng, chắc hoặc phải chuyển đổi cây trồng cho phù hợp..


Có thể bạn quan tâm

Hạn chế bệnh chết nhanh hồ tiêu Hạn chế bệnh chết nhanh hồ tiêu

Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.

16/06/2015
Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng

Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

16/06/2015
Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.

16/06/2015
Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết

Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.

16/06/2015
Bắp lai SSC 2095 chịu hạn Bắp lai SSC 2095 chịu hạn

Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

16/06/2015