Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Đức Mỹ Đi Mỹ

Thanh Long Đức Mỹ Đi Mỹ
Ngày đăng: 27/02/2013

Đầu năm mới, nhà vườn trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) phấn khởi vì lần đầu tiên sản phẩm cây ăn trái địa phương được xuất khẩu sang tận Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Thân, người dân địa phương quen gọi Mười Thân, Tổ trưởng hợp tác thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, người tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ về vùng đất mới này phấn chấn thổ lộ: Sau khi xuất bán chào hàng thành công 900 kg trái thanh long ruột đỏ, ngày 2-2-2013 vừa qua, lô hàng thứ hai gần 1 tấn thanh long ruột đỏ đã chính thức được xuất khẩu sang Mỹ thông qua Công ty NiNa Hoàng (TPHCM), trong tổng số 4 tấn đã ký hợp đồng.

Tuy chỉ mới xuất khẩu sang Mỹ gần 2 tấn trái theo đơn đặt hàng của đối tác, thu về khoảng 22.000 USD nhưng nông dân rất mừng. Mừng vì sản phẩm của nhà vườn đã vươn ra “biển lớn”, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Theo ông Mười Thân, năm 2009, ông lặn lội lên tận Long An, Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền Nam để tìm mua cho được giống Thanh long ruột đỏ về trồng. Ngày đưa giống cây mới này về Đức Mỹ nhiều người nói ông “liều mạng” làm càn. Nhờ Viện Cây ăn quả miền Nam chuyển giao kỹ thuật thâm canh, với diện tích gần 3 ha, ông Mười Thân đầu tư hơn 200 triệu đồng trồng 3.000 gốc thanh long. Chỉ mới 4 năm trồng, hiệu quả từ thu hoạch trái và bán giống ông đã thu được nguồn vốn đầu tư ban đầu 200 triệu đồng. Hiện nay thu nhập bình quân từ 3 ha thanh long hơn 150 triệu đồng/năm. Giá thanh long ruột đỏ hiện nay nhà vườn bán ra từ 20.000đ - 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với năm ngoái.

Hiệu quả kinh tế từ cây thanh long ruột đỏ đã khẳng định hướng làm giàu cho nông dân Trà Vinh nói chung, Đức Mỹ nói riêng. Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng. Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết: Hiện nay, diện tích trồng thanh long ruột đỏ của Trà Vinh khoảng 60 ha; khoảng 60% diện tích đang cho trái; năng suất bình quân đạt 25 - 30 tấn trái/ha. Để nâng cao hiệu quả về giá trị kinh tế trái thanh long ruột đỏ, Hội Làm vườn tỉnh đang xúc tiến chuyển đổi mô hình Tổ hợp tác thanh long ruột đỏ Đức Mỹ (huyện Càng Long) lên HTX và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa về trái thanh long ruột đỏ. Đồng thời triển khai chương trình sản xuất an toàn tiêu chuẩn Global Gap cho các hộ trồng thanh long ruột đỏ.


Có thể bạn quan tâm

Ia Grai (Gia Lai) Đầu Tư Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Ia Bă Ia Grai (Gia Lai) Đầu Tư Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Ia Bă

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

18/12/2014
Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).

18/12/2014
Năm 2014 Sản Lượng Thủy Sản Đạt 12.000 Tấn Năm 2014 Sản Lượng Thủy Sản Đạt 12.000 Tấn

Nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) có bước phát triển khá. Với mục tiêu trong năm 2014, huyện phát triển 2.100ha, đến nay toàn huyện có tổng diện tích nuôi thủy sản là 2.165,7ha, đạt 103% so kế hoạch, so năm 2013 tăng 149,7ha.

18/12/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Năm 2014 Ước 19.500 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Năm 2014 Ước 19.500 Tấn

Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.

18/12/2014
Thanh Hóa Liên Kết Theo Chuỗi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Còn Nhiều Khó Khăn Thanh Hóa Liên Kết Theo Chuỗi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Còn Nhiều Khó Khăn

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

18/12/2014