Thanh Long Đổ Đầy Đường

Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ.
Thời điểm này, tại các điểm thu mua ở tỉnh Bình Thuận, thanh long ruột trắng loại lớn giá chỉ 4.000-5.000 đồng, loại nhỏ 2.000 đồng và loại dạt còn từ 1.000- 1.500 đồng.
Tại Km10 Quốc lộ 1 và trên tỉnh lộ 707 thuộc xã Phú Lâm và xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, thanh long bị vứt bỏ chất thành đống. Người dân cho hay đây là hàng dạt, bị đốm, nấm, mốc. Trước kia, loại thanh long như vậy vẫn bán được, nay rớt giá quá nên bẻ bỏ cho bò ăn, nhiều quá bò ăn không hết thì chở ra đổ bỏ ngoài đường.
Chị Nguyễn Thị Lan, nông dân huyện Hàm Thuận Nam, buồn bã nói: “Hàng dạt thì chỉ bán được 1.000 đồng/kg trong khi thuê nhân công bẻ đã tốn tới 500 đồng/kg, chưa kể chi phí tiền thuốc, phân bón, điện nước nên người trồng lỗ nặng”.
Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Cỏ dại hại lúa là một trong những vấn đề lo âu trong SX lúa. Đây là đối tượng dịch hại quan trọng mà nông dân cần quan tâm ngay từ đầu vụ.

Xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) từ lâu là điểm trung chuyển ngô lớn nhất không chỉ của Sơn La mà cả vùng Tây Bắc.

Liên tục trong 4 vụ mùa trong 4 năm gần đây kể từ khi đưa ra SX thử, BT7 KBL đều duy trì ổn định tính kháng bệnh bạc lá...

Trên địa bàn xã Hưng Mỹ, Hưng Nguyên đã xuất hiện tình trạng lợn nhiễm bệnh tai xanh, chỉ sau vài ngày số lợn bị bệnh đã lên đến gần 200 con.

Nhờ sử dụng nguồn nước thải từ bể biogas tưới cho cây trồng, chi phí đầu vào giảm, giá sản phẩm tăng, nông dân huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh có vườn màu thu lãi cao.