Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dứt

Thanh long cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dứt
Ngày đăng: 16/06/2015

Người gốc Bình Thuận trồng thanh long trên đất Mỹ

Hôm ấy, tại một quán cà phê ở TP. Phan Thiết, một số nhà vườn trồng thanh long ngồi săm soi trái thanh long được trồng tại bang Florida, nơi được mệnh danh là tiểu bang nắng của miền Đông Nam Hoa Kỳ. Hình dáng trái không bắt mắt, vì không có tai xanh, nhất là không có 3 tai đầu tô điểm nên làm màu sắc của trái bị chìm đi. Với dân nhà nghề trồng thanh long, những người xem biết đây là sản phẩm không được can thiệp bằng các tiểu xảo thực hiện bằng tay trên từng trái một như vuốt tai, phun thuốc… thường làm của vùng Bình Thuận. Tuy hình dáng không đẹp nhưng đây là sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn sạch và ngon…

Theo ông Nguyễn Văn Nhơn, Việt kiều Mỹ, người trồng cũng là người giới thiệu trái thanh long tiểu bang Florida, ở Mỹ, mọi công đoạn phun xịt thuốc đều bằng máy bay nên không có một công nhân nào biết cách làm thủ công để tạo ra trái thanh long đẹp như ở Bình Thuận.

Nhưng trồng cây ra được trái thanh long như thế này là đã thành công của dân Bình Thuận trên đất Mỹ. Vốn là dân ở phường Thanh Hải, TP. Phan Thiết nhập cư vào Mỹ hơn 40 năm qua, bây giờ ông Nguyễn Văn Nhơn đã ở tuổi trên dưới 70. Vài năm trước, ông bỗng thấy ngán công việc đi biển đánh bắt, dù ông là chủ của 7 chiếc tàu và muốn chuyển sang nghề trên đất liền. Ông tiến sâu vào một vùng thuộc tiểu bang Florida, nơi này có nắng ấm quanh năm, nhiệt độ dao động 21 - 320C, mua đất trồng trọt và cây trồng ông chọn là thanh long, lấy giống từ Bình Thuận. Hiện nơi có vườn thanh long của ông đã được mở rộng diện tích lên khoảng 20 ha…

Cơ hội từ mùa hè năm nay

Chuyện 2 bang ở Mỹ là bang California, Florida trồng được thanh long, mà người trồng là dân Việt Nam là chuyện vui, trồng từ giống thanh long lấy từ Bình Thuận càng vui hơn, khi nhìn ở bất cứ góc độ nào. Điều này tương tự như chuyện trái vải thiều được trồng trên đất Australia vào năm 2001.

Ngày 1/6 rồi, Mỹ và Australia chính thức đồng ý nhập những tấn vải thiều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GobalGAP tại Việt Nam, mở ra triển vọng xuất khẩu vào những mùa sau. Chưa nói lý do vì sao ngay tại những đất nước ấy đã trồng được nhưng vẫn nhập khẩu, điều quan trọng là thời buổi hội nhập thương mại sâu, rộng thì đích đến cuối cùng vẫn là tạo điều kiện cho người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa nào phù hợp, tốt nhất theo nhu cầu. Nhất là thời gian này, những hiệp định thương mại mà nổi bật là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bước vào giai đoạn nước rút.

Tại buổi họp báo vào chiều 8/6 ở Trường Đại học Cần Thơ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ vào tháng 7 tới và TPP có thể được ký vào mùa hè năm nay. Trả lời báo chí, Đại sứ Ted Osius hy vọng: “Sau khi gia nhập TPP, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng cao. Riêng hàng nông sản, cơ hội xuất hàng, nhất là trái cây của Việt Nam sang Mỹ sẽ gia tăng”. Như vậy, trong cuộc đua vào thị trường Mỹ của nhiều loại trái cây như nhãn, vải thiều, chôm chôm… sắp tới, trái thanh long Bình Thuận cần trở lại thị trường Mỹ ở tư thế cần tính toán kỹ lưỡng hơn thời gian trong bảo quản, vận chuyển, giá cả…

Quay lại chuyện của ông Nguyễn Văn Nhơn, Việt kiều Mỹ. Được quan sát trái thanh long tại các vườn ở Bình Thuận, ông Nhơn cho rằng, hiện thanh long bán tại các siêu thị ở Mỹ chủ yếu của Bình Thuận nhưng nhãn mác lại của Trung Quốc. Tàu Trung Quốc đến Mỹ cũng mất khoảng 45 ngày, tương đương như từ Việt Nam sang Mỹ, sao họ vẫn đưa trái thanh long vào được, trong khi Việt Nam phải vận chuyển hàng bằng máy bay, chi phí cao? Nếu khắc phục điều này, cộng với nâng cao chế độ sản xuất thanh long sạch thì hình dáng trái cũng như chất lượng trái thanh long Bình Thuận có cơ hội vượt thanh long trồng ở nơi khác.


Có thể bạn quan tâm

Giá chuối lên mức 8.000đ/kg Giá chuối lên mức 8.000đ/kg

Những người trồng chuối Hưng Yên hiện đang vui mừng vì chuối liên tục được giá. Thời điểm này, dù chuối vẫn còn non nhưng nhiều thương lái đã đến vườn đặt cọc.

30/11/2015
Cho không mới tham gia bảo hiểm nông nghiệp Cho không mới tham gia bảo hiểm nông nghiệp

Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, cả người dân và các đơn vị tham gia bảo hiểm đều không hào hứng với chính sách này.

30/11/2015
Trồng chuối xiêm thu nhập cao Trồng chuối xiêm thu nhập cao

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công (1 công = 1.000m2) trồng chuối xiêm, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.

30/11/2015
Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam

Đi đón “heo kiều”... là câu ví von mà ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đồng thời là hộ chăn nuôi tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai nói khi ông đánh xe lên sân bay Tân Sơn Nhất đón đàn heo giống siêu năng suất nhập về từ Hongkong.

30/11/2015
Giấm vải Lục Ngạn đi Tây Giấm vải Lục Ngạn đi Tây

Sản phẩm giấm vải Lục Ngạn do chị Bạch Thị Kim Ngân (thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) sáng tạo ra hiện đã có mặt ở 15 nước trên thế giới.

30/11/2015