Thanh Long Có Thêm 3 Thị Trường Mới

Ngoài 2 thị trường mới cho xuất khẩu thanh long năm 2015 mà Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật thông báo là Newzealand và Úc, một doanh nghiệp Bình Thuận cũng đang đưa thanh long vào thị trường Ấn Độ với chiều hướng triển vọng, mỗi tuần xuất 1 container.
Tại hội nghị tổng kết năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của Cục Bảo vệ thực vật tổ chức mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật cho biết, vào cuối tháng 12/2014, một lô nhãn tươi đã xuất sang Mỹ và trong hai tuần đầu tháng 1/2015, có thêm 8 lô nhãn đã tiếp tục xuất qua thị trường này. Chưa hết, hiện một loạt các thị trường đã mở cửa cho các loại trái cây Việt Nam.
Cụ thể, phía Úc đã qua kiểm tra hai nhà máy chiếu xạ của Việt Nam để xem xét cấp phép nhập khẩu cho trái xoài và thanh long trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật cũng đang đàm phán với Nhật Bản để nối lại việc xuất khẩu thanh long, xoài bằng hướng xử lý nước nóng. Rồi thanh long cũng sẽ được xuất khẩu vào New Zealand.
Thông tin trên người trồng thanh long Bình Thuận nghe được cũng thấy vui vui nhưng lại không hân hoan như tin thanh long vào thị trường Mỹ trước đây. Vì sợ niềm vui rơi vào hụt hẫng như đợt thanh long xuất vào thị trường Mỹ, khi mọi điều phải lo đã lo chu đáo nhưng hình như lại quên cung đường xa khi vận chuyển bằng tàu, khiến trái thanh long hư hỏng khi đến đất Mỹ, bất chấp đã xử lý chiếu xạ.
Từ đó đến nay, nếu thanh long có vào Mỹ cũng chỉ là số lượng hiếm hoi được chuyên chở từ những chuyến bay từ Việt Nam sang mà thanh long đi máy bay thì chi phí quá cao, ít doanh nghiệp xuất khẩu tính đến. Nói chung là bỏ ngỏ thị trường Mỹ một thời gian đã khá dài, dù những kết quả cần làm ở vùng sản xuất Bình Thuận, Mỹ cũng triển khai từ năm 2005 là khảo sát đánh giá vùng trồng thanh long, cùng với cấp 106 mã số đơn vị sản xuất trên diện tích 1.200 ha vườn trồng và 10 mã số nhà đóng gói.
Và qua tình hình xuất hàng theo kiểu thăm dò thị trường của một số doanh nghiệp xuất khẩu tại tỉnh, cho thấy Newzealand, Úc, 2 nước đều thuộc châu Đại Dương có vẻ là 2 thị trường có tiềm năng. Đó là chưa nói thị trường Nhật vốn đã quen nhưng vì sự cố phải ngưng cũng đang mở cửa lại.
Bằng chứng tại nhà máy của Công ty Xuất nhập khẩu Hồng Ân (Bắc Bình) đã trang bị thùng bao bì có kiểu dáng mẫu mã riêng, ghi tên cho 4 thị trường chính gồm Nhật, Hàn, Mỹ, Newzealand. Còn Doanh nghiệp tư nhân Rau quả Bình Thuận cho biết, 6 - 7 tháng trước, đối tác ở Newzealand đã đặt hàng và từ đó đến nay, mỗi lần xuất không nhiều, chỉ vài trăm ký đi bằng đường máy bay, mang tính thăm dò thị trường. Riêng thị trường Ấn Độ đã khai mở cách đây gần 2 tháng và từ đó, cứ mỗi tuần đơn vị xuất 1 container. Dân Ấn Độ thích ăn trái thanh long nhỏ, giá không quá cao.
Việc giữ được thị trường cũ và mở thêm thị trường mới là điều quá tốt nhưng nếu đã mất thị trường nào đó, tìm cách mở lại thì còn tốt hơn. Và đầu năm 2015 này, những điều tốt trên đang xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xi măng, mủ bạt đạt hiệu quả kinh tế cao, vươn lên khá giàu.

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã thu hoạch được 25% diện tích lúa hè thu, tương dương khoảng 2.600ha, năng suất trung bình đạt 5,5 tấn/ha. Dự kiến khoảng cuối tháng 6 toàn huyện sẽ thu hoạch dứt điểm hơn 11 ngàn ha.

Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở TP Tuy Hòa cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhậnnằm bờ. “Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.