Thanh Long Chợ Gạo Được Mùa, Được Giá

Chợ Gạo là huyện trồng thanh long nhiều nhất tỉnh Tiền Giang.
Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.
Vườn thanh long của bà Đoàn Thị Chóng, ấp Quang Khương, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, gia đình bà đang khẩn trương phân loại thanh long bán cho thương lái. Bà cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, giá thanh long luôn ở mức cao, có thời điểm lên đến 26.000 đồng/kg, thấp nhất cũng khoảng 6000 - 7000 đồng/kg. Với mức giá này, bà cũng như nhiều nông dân khác rất phấn khởi. Theo bà, giá thanh long tăng cao trong thời gian qua là do trái thanh long được thị trường ưa chuộng. Với 5 công đất trồng thanh long, mỗi năm bà thu nhập được hơn 150 triệu đồng.
Còn đối với ông Bảy Phương, ấp Long Hiệp, xã Quơn Long cũng không ngoại lệ. Ông cho biết: gia đình ông theo nghề trồng thanh long đã hơn 10 năm nay, năm nào năng suất cũng cao. Những năm trước, giá cả bấp bênh nên lợi nhuận không được bao nhiêu.
Tại các cơ sở thu mua thanh long, việc phân loại, đóng thùng loại trái cây này cũng được thực hiện khẩn trương. Ông Tư Nhiên, chủ cơ sở thu mua thanh long Tư Nhiên, xã Quơn Long cho biết hàng ngày cơ sở thu mua từ 50 - 60 tấn thanh long. Hiện việc tiêu thụ thuận lợi nên việc mua vào để vận chuyển tiêu thụ ở nhiều vùng miền khác và xuất khẩu cũng thuận lợi rất nhiều.
Chợ Gạo là huyện trồng thanh long nhiều nhất tỉnh Tiền Giang. Hiện huyện đang có chủ trương mở rộng diện tích trồng thanh long đạt 4.500 ha đến năm 2015. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, sản xuất thanh long theo hướng sạch, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu.
Hiện tổ hợp tác sản xuất thanh long Chợ Gạo đang đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap. Đến nay có 19 hộ trong tổ hợp tác được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn. Đây là một hướng đi đúng để sản xuất thanh long phát triển bền vững về lâu về dài.
Cây thanh long hiện đang đem lại nguồn lợi lớn cho nông dân huyện Chợ Gạo, nhất là việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đang có sức cạnh tranh trên thị trường cao. Với hướng đi này, người trồng thanh long rất an tâm sản xuất, vững bước phát triển vùng chuyên canh thanh long chất lượng cao của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.

Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.