Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới căng sức cạnh tranh

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới căng sức cạnh tranh
Ngày đăng: 04/09/2015

Thanh long Bình Thuận cần được nâng cao sức cạnh tranh

Chưa thể “thoát Trung”

Tại cuộc họp, Th.s Nguyễn Trọng Khương - Phó trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường và ngành hàng (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) nhìn nhận nhiều sản phẩm, chứ không riêng thanh long Bình Thuận hiện chưa thể “thoát Trung”…

Nói để thấy rằng với thị trường đông dân nhất thế giới, giáp Việt Nam, ưa chuộng trái thanh long bởi thị hiếu về màu sắc và tên gọi nên rất thuận lợi trong khâu tiêu thụ. Thực tế thì Trung Quốc cũng đang là thị trường “bao tiêu” thanh long số một toàn cầu, như năm 2014 là 603.000 tấn với giá trị đạt 529 triệu USD, trong đó có đến 99,9% nhập khẩu từ Việt Nam (thông tin của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc).

Hàng năm với sản lượng thu hoạch hơn 500.000 tấn, thanh long Bình Thuận chiếm tỷ trọng khoảng 80% cả nước và phần lớn dành xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo Sở Công Thương, xuất khẩu trái thanh long địa phương vào thị trường này bằng phương thức biên mậu lẫn chính ngạch luôn duy trì tỷ trọng từ 80 - 85%.

Số ít còn lại được doanh nghiệp Bình Thuận xuất sang một số nước châu Á (Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, UAE…), châu Âu (Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha), châu Mỹ (Hoa Kỳ, Chi Lê, Canada), gần đây bước đầu thâm nhập những thị trường mới là Ấn Độ, Myanmar, Qatar…

Với tiềm năng và tỷ trọng tiêu thụ như trên, thanh long Bình Thuận đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, thẳng thắn mà nói thì chúng ta không dễ thay đổi tình hình trong thời gian ngắn.

Căng sức cạnh tranh

Không chỉ Bình Thuận có thanh long xuất sang Trung Quốc, mà hiện nay hầu như tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đều trồng được thanh long, một số nơi cũng tham gia xuất khẩu. Tình hình tiêu thụ loại trái cây này tại thị trường đông dân nhất thế giới còn được Bộ Công Thương nhận diện với nhiều mối lo, buộc trái thanh long Bình Thuận phải căng sức cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới.

Bởi những năm gần đây, Trung Quốc đã khuyến khích người dân các tỉnh phía Nam nước họ phát triển trồng thanh long với diện tích lớn, hiện ước đạt hơn 20.000 ha.

Kết quả là ngay trong năm 2015, khi thanh long Bình Thuận đang vào chính vụ thì tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cũng thu hoạch rộ, khiến một số hộ sản xuất phải vứt bỏ thanh long do không tiêu thụ được.

Dù là hiện tượng xảy ra cục bộ đối với thanh long chất lượng không cao, nhưng từ đây đã phát đi tín hiệu về đối thủ cạnh tranh mới của thanh long Bình Thuận ngay tại “sân nhà Trung Quốc”.

Ngoài thanh long Trung Quốc, hiện nay Đài Loan đã tập trung phát triển diện tích cũng không hề kém cạnh với khoảng 20.000 ha và đang sản xuất theo khoa học kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến hơn Bình Thuận. Dự báo chẳng bao lâu nữa, sản lượng thanh long Đài Loan vẫn hướng đến thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc đại lục, như vậy gần như chắc chắn sẽ có cuộc “chạm trán” quyết liệt về chất lượng lẫn giá cả để giành lấy thị phần.

Mặt khác tính đến nay, có khá nhiều nước đã tiến hành trồng thử nghiệm thanh long như Columbia, Ecuador, Mexico, Hoa Kỳ, Úc, Srilanka, Bangladesh, Thái Lan, Indonesia, Maylaysia, Philippines, Campuchia…

Nếu loại quả này “trồng chơi mà ăn thiệt” tại các quốc gia vừa nêu, có lẽ thanh long Bình Thuận lại phải căng sức cạnh tranh mới mong giữ vững thị trường truyền thống, trước khi tính đến mở rộng tiêu thụ ở những thị trường mới.


Có thể bạn quan tâm

Lên Đời Nhờ Cam Bù Lên Đời Nhờ Cam Bù

Cây cam Bù thích hợp với vùng đất đỏ đồi núi, khí hậu nóng ẩm, trồng chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thọ, Sơn Phúc, Sơn Thuỷ, Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Lĩnh. Cam Bù trồng 3 năm là có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 7-10 năm. Mỗi gốc cam trưởng thành sẽ cho thu hoạch từ 30-40kg, trọng lượng mỗi quả 250g-350g, đặc biệt có những cây lên tới 120-150kg.

12/02/2015
Sôi Động Thị Trường Nông Sản Vùng Biên Sôi Động Thị Trường Nông Sản Vùng Biên

Mỗi ngày có hàng chục xe tải, xe ba gác tự chế chất hàng cao ngút qua lại cửa khẩu An Giang chạy thẳng về các tỉnh Tà Keo, Compong Spư, thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trung bình mỗi ngày có cả trăm tấn hàng nông sản được thương lái vận chuyển sang biên giới.

12/02/2015
Tháng 1 Chỉ Xuất Khẩu Được Trên 200 Ngàn Tấn Gạo Tháng 1 Chỉ Xuất Khẩu Được Trên 200 Ngàn Tấn Gạo

Hiện tại, giá gạo XK của Việt Nam cũng đã giảm xuống khá thấp: gạo 5% tấm còn 350-360 USD/tấn, gạo 25% tấm 325-335 USD/tấn, gạo thơm Jasmine 445-455 USD/tấn, tấm 305-315 USD/tấn.

12/02/2015
Quảng Nam Giao Khoán Nhóm Hộ Bảo Vệ Rừng Quảng Nam Giao Khoán Nhóm Hộ Bảo Vệ Rừng

Theo đó diện tích giao khoán rừng 80.061ha/245 nhóm hộ/3.862 hộ. Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có các ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc.

12/02/2015
Giá Đường Tăng Nhẹ Giá Đường Tăng Nhẹ

Sau khi Tỷ "đường" (Vi Ngươn Thạnh) trùm kinh doanh đường cát lậu tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang bị công an bắt giữ, triệt phá đường dây nhập lậu đường cát từ Thái Lan qua Campuchia vào Việt Nam nhiều năm qua; đồng thời lực lượng chống buôn lậu ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL tăng cường tuần tra kiểm soát, các Cty mía đường ở ĐBSCL cho biết giá đường trong khu vực có dấu hiệu tăng giá nhẹ.

12/02/2015