Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Lập Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế Đầu Tiên Tại Việt Nam

Thành Lập Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế Đầu Tiên Tại Việt Nam
Ngày đăng: 28/11/2014

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.

Đây là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận, là nơi hỗ trợ giao lưu giữa các nhà khoa học của Việt Nam với các chuyên gia của Viện, thực hiện chiến lược ngành lúa gạo Việt Nam.

Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, hơn 80% giống lúa được gieo trồng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có nguồn gốc từ các nghiên cứu và chọn lựa của IRRI. Cùng với đó, hiện ngành lúa gạo hiện nay chiếm gần một nửa giá trị trong ngành, do đó việc cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng gia tăng giá trị có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện thu nhập của người trồng lúa, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.

"Để làm được điều này, ngoài những yếu tố phát triển nội lực của ngành nông nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ cần có sự hỗ trợ cộng đồng quốc tế; trong đó có tổ chức IRRI,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Trong chương trình hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và IRRI cũng đã cùng thảo luận và thống nhất các chương trình, chiến lược hợp tác tổng thể hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo.

Nội dung tập trung ưu tiên khoa học nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các loại giống lúa tốt, có chất lượng, phù hợp với từng vùng, miền là khâu đột phá trong định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam.

Tại các cuộc trao đổi và thảo luận hai bên đã thống nhất về sự hợp tác trong việc phát triển các giống lúa có giá trị xuất khẩu cao bằng việc áp dụng các kỹ thuật quản lý vụ mùa tiên tiến và tăng cường sử dụng máy móc và công nghệ.

Việc ký Biên bản thỏa thuận thành lập Trung tâm của Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam lần này cũng góp phần khẳng định quyết tâm và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và tổ chức IRRI trong việc tái cấu trúc ngành lúa gạo của Việt Nam.

Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132101/Thanh-lap-Vien-nghien-cuu-lua-quoc-te-dau-tien-tai-Viet-Nam


Có thể bạn quan tâm

CXT 30 chinh phục đất bạc màu CXT 30 chinh phục đất bạc màu

CXT 30 không những sống được ở vùng đất bạc màu mà còn tỏ ra vượt trội hơn các giống khác, ít bị sâu bệnh, tiết kiệm chi phí phân bón cũng như thuốc BVTV.

14/09/2015
Thành công nhờ liên kết trong sản xuất Thành công nhờ liên kết trong sản xuất

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

14/09/2015
Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015