Thành Lập Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế Đầu Tiên Tại Việt Nam

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.
Đây là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận, là nơi hỗ trợ giao lưu giữa các nhà khoa học của Việt Nam với các chuyên gia của Viện, thực hiện chiến lược ngành lúa gạo Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, hơn 80% giống lúa được gieo trồng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có nguồn gốc từ các nghiên cứu và chọn lựa của IRRI. Cùng với đó, hiện ngành lúa gạo hiện nay chiếm gần một nửa giá trị trong ngành, do đó việc cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng gia tăng giá trị có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện thu nhập của người trồng lúa, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.
"Để làm được điều này, ngoài những yếu tố phát triển nội lực của ngành nông nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ cần có sự hỗ trợ cộng đồng quốc tế; trong đó có tổ chức IRRI,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Trong chương trình hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và IRRI cũng đã cùng thảo luận và thống nhất các chương trình, chiến lược hợp tác tổng thể hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo.
Nội dung tập trung ưu tiên khoa học nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các loại giống lúa tốt, có chất lượng, phù hợp với từng vùng, miền là khâu đột phá trong định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam.
Tại các cuộc trao đổi và thảo luận hai bên đã thống nhất về sự hợp tác trong việc phát triển các giống lúa có giá trị xuất khẩu cao bằng việc áp dụng các kỹ thuật quản lý vụ mùa tiên tiến và tăng cường sử dụng máy móc và công nghệ.
Việc ký Biên bản thỏa thuận thành lập Trung tâm của Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam lần này cũng góp phần khẳng định quyết tâm và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và tổ chức IRRI trong việc tái cấu trúc ngành lúa gạo của Việt Nam.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132101/Thanh-lap-Vien-nghien-cuu-lua-quoc-te-dau-tien-tai-Viet-Nam
Có thể bạn quan tâm

Đó là định hướng quy hoạch phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020.

Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.

Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.

Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.