Thành Lập Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế Đầu Tiên Tại Việt Nam

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.
Đây là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận, là nơi hỗ trợ giao lưu giữa các nhà khoa học của Việt Nam với các chuyên gia của Viện, thực hiện chiến lược ngành lúa gạo Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, hơn 80% giống lúa được gieo trồng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có nguồn gốc từ các nghiên cứu và chọn lựa của IRRI. Cùng với đó, hiện ngành lúa gạo hiện nay chiếm gần một nửa giá trị trong ngành, do đó việc cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng gia tăng giá trị có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện thu nhập của người trồng lúa, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.
"Để làm được điều này, ngoài những yếu tố phát triển nội lực của ngành nông nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ cần có sự hỗ trợ cộng đồng quốc tế; trong đó có tổ chức IRRI,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Trong chương trình hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và IRRI cũng đã cùng thảo luận và thống nhất các chương trình, chiến lược hợp tác tổng thể hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo.
Nội dung tập trung ưu tiên khoa học nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các loại giống lúa tốt, có chất lượng, phù hợp với từng vùng, miền là khâu đột phá trong định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam.
Tại các cuộc trao đổi và thảo luận hai bên đã thống nhất về sự hợp tác trong việc phát triển các giống lúa có giá trị xuất khẩu cao bằng việc áp dụng các kỹ thuật quản lý vụ mùa tiên tiến và tăng cường sử dụng máy móc và công nghệ.
Việc ký Biên bản thỏa thuận thành lập Trung tâm của Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam lần này cũng góp phần khẳng định quyết tâm và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và tổ chức IRRI trong việc tái cấu trúc ngành lúa gạo của Việt Nam.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132101/Thanh-lap-Vien-nghien-cuu-lua-quoc-te-dau-tien-tai-Viet-Nam
Có thể bạn quan tâm

Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.

Năm nay, sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thua lỗ, nhiều nông dân ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thả nuôi tiếp vụ thứ 3 với hy vọng gỡ vốn, nhưng tôm lại tiếp tục chết…

Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.