Thành Lập Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Học viện là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ NN - PTNT.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN - PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ GD - ĐT và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và bàn giao chuyển nguyên trạng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội từ Bộ GD - ĐT sang Bộ NN - PTNT trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày 28/3 để quản lý, tổ chức xây dựng thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nhân lực với nhiệm vụ triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển và tái cơ cấu ngành NN - PTNT trong giai đoạn tới.
Trường Đại học Nông nghiệp có 14 khoa, trong đó có: Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản; Công nghệ thông tin; Công nghệ thực phẩm; Kinh tế và Phát triển nông thôn; Nông học... Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, Hà Tĩnh không xuất hiện mưa tiểu mãn. Trong khi đó, tình hình nắng nóng gia tăng, khiến mực nước các hồ chứa, đập dâng trên địa bàn xuống thấp. Nguy cơ hạn hán, thiếu nước sản xuất có chiều hướng diễn ra gay gắt đầu vụ hè thu.

Ngay sau khi hoàn thành thu hoạch lúa xuân, bà con nông dân Can Lộc đã bắt tay ngay vào sản xuất vụ hè thu.

Hứng chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, ở một số địa phương trong tỉnh, bà con nông dân ngậm ngùi khép lại một vụ mùa gieo lúa, gặt rơm...

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thương hiệu cho gạo xuất khẩu đang là câu chuyện nóng. Trong bối cảnh đó, sản xuất theo cánh đồng lớn được xem là “điểm tựa” quan trọng để triển khai hai vấn đề trên. Gần 5 năm nhìn lại, mô hình này không thiếu điểm sáng nhưng cũng đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức. Cần một sự phối hợp nhịp nhàng để mô hình tiếp tục nâng cao lợi nhuận ổn định cho nông dân trồng lúa ĐBSCL.

Xã Xuân Hòa (Xuân Trường) có sông Sò chảy qua, đây là một nhánh sông nhỏ của sông Hồng chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn từ biển nên có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt.