Thành Lập Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Học viện là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ NN - PTNT.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN - PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ GD - ĐT và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và bàn giao chuyển nguyên trạng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội từ Bộ GD - ĐT sang Bộ NN - PTNT trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày 28/3 để quản lý, tổ chức xây dựng thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nhân lực với nhiệm vụ triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển và tái cơ cấu ngành NN - PTNT trong giai đoạn tới.
Trường Đại học Nông nghiệp có 14 khoa, trong đó có: Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản; Công nghệ thông tin; Công nghệ thực phẩm; Kinh tế và Phát triển nông thôn; Nông học... Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.