Thành Lập Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Học viện là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ NN - PTNT.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN - PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ GD - ĐT và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và bàn giao chuyển nguyên trạng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội từ Bộ GD - ĐT sang Bộ NN - PTNT trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày 28/3 để quản lý, tổ chức xây dựng thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nhân lực với nhiệm vụ triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển và tái cơ cấu ngành NN - PTNT trong giai đoạn tới.
Trường Đại học Nông nghiệp có 14 khoa, trong đó có: Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản; Công nghệ thông tin; Công nghệ thực phẩm; Kinh tế và Phát triển nông thôn; Nông học... Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

Ngày 13.4, tại xã Tây Vinh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) đã tổng kết mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai tại 2 hộ chăn nuôi ở thôn Bỉnh Đức và Nhơn Thuận với diện tích 40m2.