Thành Lập Công Ty Liên Doanh Thu Mua, Chế Biến, Xuất Khẩu Cá Ngừ

Ngày 15/11/2011, UBND tỉnh Phú Yên đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Liên doanh thu mua, chế biến và XK cá ngừ Phú Yên (Phu Yen Tuna Joint Venture). Đây là công ty liên doanh gồm 1 DN thủy sản Việt Nam là Công ty TNHH XNK Vĩnh Sâm (Vinh Sam Co.,Ltd) và 5 DN, cá nhân Nhật Bản là: Rakuchi Broadband Solution Co., Ohmasu Co.; I-Point Co., At Work và ông Yoshisada Wantanabe.
Công ty Liên doanh có tổng vốn đầu tư 2 triệu USD, trong đó Việt Nam góp 49%, còn lại là phía đối tác Nhật Bản. Công ty sẽ chính thức hoạt động từ đầu tháng 2/2012 với công suất 2.000 – 3.000 tấn cá ngừ/năm, trong đó 80-90% dành cho XK, 10-20% cho tiêu thụ nội địa.
Phía Nhật Bản cho biết, trong các nội dung hợp tác tại Phú Yên, việc xây dựng thương hiệu cá ngừ của địa phương này rất quan trọng, Thương hiệu cá ngừ liên doanh Việt - Nhật sẽ có lôgô riêng và tuân thủ các quy định của thương hiệu tập thể do Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp cho Hiệp hội Cá ngừ đại dương Phú Yên.
Trước đó, hai bên đã có kế hoạch chuẩn bị cho ngày ra mắt công ty. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục đăng ký, Nhật Bản sẽ đưa 2 tàu cấp đông hiện đại sang Việt Nam. Tàu thứ nhất công suất 100 tấn sẽ neo đậu tại một số địa điểm trên vùng biển Phú Yên để thu mua cá ngừ từ các tàu cá của ngư dân Việt Nam, sau đó sơ chế và bảo quản cá ngừ ngay trên biển ở nhiệt độ -60oC. Với điều kiện nhiệt độ và công nghệ bảo quản tiên tiến của Nhật Bản, cá sẽ giữ được chất lượng tươi ngon nhất, trong khi hiện nay tàu cá hiện đại nhất của Việt Nam mới chỉ bảo quản được ở nhiệt độ gần ‑40oC. Sau khi bán cho tàu thu mua, mỗi ngư dân sẽ nhận phiếu thu mua và khi trở về đất liền sẽ được thanh toán tiền tại công ty.
Tàu thứ 2 công suất 30 tấn, có khả năng cấp đông ở nhiệt độ -18oC, làm nhiệm vụ chở cá vào đất liền và vận chuyển nước uống, lương thực, thực phẩm, đá, xăng dầu... từ đất liền ra khơi cung cấp cho các tàu cá của ngư dân khai thác dài ngày trên biển.
Bước đầu công ty sẽ mua cá của ngư dân trên biển với mức giá dao động từ 12 - 20 USD/kg tùy theo diễn biến của thị trường cá ngừ thế giới. Ngoài ra, phía Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ khai thác, bảo quản cá ngừ cho ngư dân Phú Yên. Hai năm đầu tiên, phía Nhật Bản cho công ty liên doanh thuê tàu cấp đông miễn phí.
Thời gian thực hiện liên doanh là 10 năm và có thể tiếp tục kéo dài nếu mô hình liên doanh hợp tác có hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ chương trình “Chắp nối cung - cầu hàng hoá giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Nam – năm 2015” vừa được Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức.

Do không chủ động được cơ bản nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, nên trung bình hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN).

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp.

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.