Thanh Hóa Phấn Đấu Hoàn Thành Thu Hoạch, Chế Biến Mía Trong Tháng 4

Hiện sản lượng mía còn lại chưa thu hoạch khoảng trên 690 nghìn tấn.
Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến ngày 4/3, tổng sản lượng mía đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 1,5 triệu tấn; trong đó, vùng Lam Sơn hơn 771 nghìn tấn; vùng Việt - Đài 504 nghìn tấn và vùng Nông Cống hơn 200 nghìn tấn.
Hiện sản lượng mía còn lại chưa thu hoạch khoảng trên 690 nghìn tấn. Giá mía thu mua của các Cty đến thời điểm này, bình quân đạt 900.000đ/tấn 10CCS (giảm 50.000đ/tấn so với cùng kỳ).
Được biết, thời gian vừa qua do thời tiết mưa phùn, nhiệt độ thấp; một số diện tích mía bị lẫn giống và tình trạng xí nghiệp thu mua mía điều hành chậm khiến cho hơn 6.000 ha mía bị trổ cờ, ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của bà con.
Vì vậy, trong hội nghị giao ban tiến độ thu hoạch mía vụ ép 2013-2014 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các Cty trên địa bàn tập trung thu hoạch những giống mía chín sớm, thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó; quản lý, điều hành tốt khâu vận chuyển, không để xảy ra tình trạng ăn chặn tiền bán mía, gây phiền hà, sách nhiễu; đồng thời, thanh toán nhanh gọn, đầy đủ, kịp thời cho người trồng mía, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu hoạch, chế biết trong tháng 4/2014.
Có thể bạn quan tâm

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, nông dân phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Nhiều năm trở lại đây, trồng hoa Tết đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Thấy được lợi thế và những khó khăn của người nông dân, từ năm 2012, UBND huyện Định Hóa đã quyết định hỗ trợ 70% lãi suất khi nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là chính sách không mới nhưng thiết thực và thực hiệu quả với nhiều hộ nông dân ở miền núi...