Thanh Hóa Phấn Đấu Hoàn Thành Thu Hoạch, Chế Biến Mía Trong Tháng 4

Hiện sản lượng mía còn lại chưa thu hoạch khoảng trên 690 nghìn tấn.
Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến ngày 4/3, tổng sản lượng mía đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 1,5 triệu tấn; trong đó, vùng Lam Sơn hơn 771 nghìn tấn; vùng Việt - Đài 504 nghìn tấn và vùng Nông Cống hơn 200 nghìn tấn.
Hiện sản lượng mía còn lại chưa thu hoạch khoảng trên 690 nghìn tấn. Giá mía thu mua của các Cty đến thời điểm này, bình quân đạt 900.000đ/tấn 10CCS (giảm 50.000đ/tấn so với cùng kỳ).
Được biết, thời gian vừa qua do thời tiết mưa phùn, nhiệt độ thấp; một số diện tích mía bị lẫn giống và tình trạng xí nghiệp thu mua mía điều hành chậm khiến cho hơn 6.000 ha mía bị trổ cờ, ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của bà con.
Vì vậy, trong hội nghị giao ban tiến độ thu hoạch mía vụ ép 2013-2014 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các Cty trên địa bàn tập trung thu hoạch những giống mía chín sớm, thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó; quản lý, điều hành tốt khâu vận chuyển, không để xảy ra tình trạng ăn chặn tiền bán mía, gây phiền hà, sách nhiễu; đồng thời, thanh toán nhanh gọn, đầy đủ, kịp thời cho người trồng mía, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu hoạch, chế biết trong tháng 4/2014.
Có thể bạn quan tâm

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.

Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.

Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.